4 loại rau bình dân ở miền Tây, tên nghe lạ tai nhưng toàn là đặc sản, ăn một lần nhớ mãi

Miền Tây nổi tiếng với những món ngon đặc trưng của vùng sông nước như các loại tôm, cá, mắm,… và không thể thiếu các loại rau có tên nghe rất lạ, hương vị dân dã nhưng ăn một lần là nhớ mãi.

Rau năn bộp

Năn bộp là loại rau có cọng hình trụ, to bằng chiếc đũa, thân rỗng, suôn dài, có thể cao tới 1m, bên trong có từng vách ngăn xốp, thoạt nhìn như cọng hành. Bên ngoài gốc năn bộp phủ một màu vàng nâu vì nhiễm phèn, khi lột bỏ phần ngoài hiện ra phần nõn bên trong màu trắng ngà bắt mắt.

Miền Tây có 4 loại rau bình dân tên nghe thì lạ tai nhưng đem chế biến lại ra toàn đặc sản - Ảnh 1.

Cây năng, hay còn được gọi là năn bộp, năn ngọt hay mã thầy có tên khoa học là Eleocharis Dulcis thuộc dòng họ cói. Đặc biệt, năn bộp là một loại rau thường mọc hoang dại trên mặt nước, và là loại thực vật bản địa của vùng nhiệt đới như châu Á, châu Phi và một phần châu Úc.

Đọt, chồi và củ năn đều có thể chế biến thành món ăn. Loại rau này thường chấm với nước trong nồi thịt kho, cá kho, hay mắm kho, hoặc ăn kèm với cá rô đồng rán giòn, cá lóc nướng trui hoặc cá trê nướng dầm nước mắm gừng.

Rau đọt choại

Rau choại, rau chạy, đọt chạy là những cái tên thường dùng để gọi rau đọt choại, thuộc thân dây leo họ dương xỉ. Loại rau này sống được ở cả vùng trũng hay đất nhiễm phèn nhờ bộ rễ có khả năng hút nước mạnh, thường leo trên thân tràm và mọc nhiều vào mùa mưa.

Miền Tây có 4 loại rau bình dân tên nghe thì lạ tai nhưng đem chế biến lại ra toàn đặc sản - Ảnh 2.

Đọt choại là loại rau có mặt hầu như ở khắp nơi ở miền Tây Nam Bộ. Nó thuộc họ dây leo, thân bò đến đâu thì bám rễ đến đó, sống được trong vùng trũng nhờ bộ rễ có sức hút nước mạnh, đặc biệt rất thích nghi với những vùng đất nhiễm phèn ở U Minh.

Đọt choại có thân mảnh, đọt non uốn cong như cuốn chiếu, thân bò tới đâu thì bám rễ tới đó. Vị của loại rau thiên đắng, nhai kĩ sẽ thấy hậu ngọt ngọt đặc trưng.

Đem loại rau này chế biến món ăn thì có hương vị không lẫn được. Người dân thường hái đọt choại non về xào hoặc luộc chấm cá kho, mắm chưng, hoặc ăn kèm với lẩu cá, cũng có thể đem trộn nước mắm giấm tỏi ớt để làm gỏi khai vị.

Rau bồn bồn

Dưa bồn bồn thuộc họ lau sậy, còn có tên gọi khác là “thủy hương” (tức cây nhang nước). Bồn bồn mọc nhiều tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, mà nhiều nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau, thường được thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11 hằng năm vào mùa nước nổi.

Miền Tây có 4 loại rau bình dân tên nghe thì lạ tai nhưng đem chế biến lại ra toàn đặc sản - Ảnh 3.

Rau bồn bồn sinh trưởng, phát triển tốt ở các vùng đất ngập nước chẳng hạn như ven ao hồ, đầm rìa. Cây có thể thích nghi được với nước lợ, lợ ít phèn hoặc nước ngọt.

Bồn bồn thực chất là một loại rau mọc hoang nhưng được người dân vớt về làm các món ăn và dần dần nó trở thành đặc sản. Thời gian thu hoạch của loại rau bồn bồn dao động từ tháng 6 – tháng 11

Người miền Tây thường xào loại rau này với tôm hoặc nấu canh lươn đều rất đưa cơm. Dưa bồn bồn có thể chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon gây hấp dẫn thực khách như: bồn bồn muối chua, bồn bồn xào tép, bồn bồn ăn sống, bồn bồn trộn gỏi…

Rau trai

Rau trai còn có tên là cỏ lài trắng, thuộc họ thài lài, mọc nhiều trong ruộng vườn, nơi có đất ẩm. Thân rau phân nhánh thường ngả xuống, lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc dài 2-10 cm, rộng 1-2 cm, không cuống.

Miền Tây có 4 loại rau bình dân tên nghe thì lạ tai nhưng đem chế biến lại ra toàn đặc sản - Ảnh 4.

Cây rau trai hay thường được gọi là cây thài lài trắng. Đặc điểm của loại rau này rất dễ nhận biết. Loại rau này có nhiều nhánh nhỏ, thân cây yếu, hoa của cây rau trai màu tím, thường mọc ở đa số các bờ ruộng và bờ mương.

Rau trai có phần thân và lá non có thể đem chế biến thành món ăn. Người miền Tây thường đem rau trai nấu canh tôm, canh cua hoặc xào với tép rất ngon.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *