Bão số 3 tạo ra cơn “cuồng phong” phá hủy nhiều nhà màng, nhà lưới, nông dân thiệt hại hàng tỷ đồng

Buồn bã là tâm trạng chị Nguyễn Thị Trâm, nông dân ở huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh) đang phải trải qua sau khi cơn bão số 3 đã phá hủy diện tích hơn 1ha khu sơ chế và nhà lưới trồng rau, quả VietGAP.

Chị Trâm, 34 tuổi, là một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh Bắc Ninh nhiều năm liền. Năm 2022 chị còn được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc. Gắn bó với nông nghiệp đã được gần chục năm nhưng chưa lúc nào chị phải chứng kiến sự tàn phá nặng nề với trang trại của mình như lúc này.

Bão số 3 tạo ra cơn

Khu sơ chế rau, củ tại nông trại của chị Nguyễn Thị Trâm ở huyện Lương Tài (Bắc Ninh) bị bão số 3 quật đổ hoàn toàn. Ảnh: NVCC

Từng tốt nghiệp Đại học Giao thông Vận tải, rồi chuyển “tay ngang” sang làm nông nghiệp công nghệ cao. Là người vốn học ngành kỹ thuật nên chị Trâm đã đầu tư hệ thống nhà màng vô cùng vững chãi, kiên cố. “Nhà màng của tôi được thiết kế có thể chống chọi với bão cấp 11. Tuy nhiên, sau trận bão hôm qua thì hơn 1ha diện tích đã bị đổ sập hoàn toàn. Điều này, chứng tỏ sức gió mà cơn bão tạo ra là rất lớn”, chị nói.

Cơn bão số 3 được dự báo là rất mạnh, nên chiều 7/9, chị Trâm không ở lại nông trại mà quyết định về nhà “trú bão”. Nghe người dân sinh sống gần đó kể lại, khoảng 15 giờ chiều qua, gió bắt đầu thổi mạnh, làm cho nhà màng bị rung lắc. Nhưng sau hơn 30 phút thì nhà màng cũng đã đổ sập, nhiều diện tích trồng rau quả bị dập nát, cộng thêm mưa lớn nên nước đã tràn vào bên trong nhà màng.

Bão số 3 tạo ra cơn

Hệ thống nhà màng trồng rau, củ VietGAP của chị Nguyễn Thị Trâm bị bão số 3 “đánh sập”. Ảnh: NVCC

Sau khi bão số 3 đi qua, sáng nay, ngày 8/9, có mặt tại nông trại của mình – chị Trâm vẫn không thể tin hơn 1ha nhà màng bị “đánh gục”. “Làm nông là thế – như “đánh cược” với ông trời vậy!”, chị Trâm tự động viên mình.

Không chỉ thiệt hại về tài sản, nông trại của chị Trâm cũng phải tạm dừng một số đơn hàng cung cấp cho các siêu thị, do một phần diện tích rau, củ bị thiệt hại do bão gây ra.

Chị Trâm nhẩm tính, để phục hồi lại sản xuất, chi phí bỏ ra làm lại hơn 1ha nhà màng bị đổ sập khoảng trên 1 tỷ đồng. “Kinh doanh, buôn bán đã khó, nay gánh nặng lại càng đè lên người nông dân khi phải bỏ ra tiền tỷ để phục hồi sản xuất”, chị cho biết.

Bão số 3 tạo ra cơn

Bên trong nhà màng tại nông trại của chị Nguyên Thị Trâm, gió bão cộng nước mưa đã tràn vào bên trong nhà màng làm hơn 1ha diện tích rau, củ đang trồng bị dập, nát. Ảnh: NVCC

Cùng chung “số phận”, HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, huyện Thường Tín (Hà Nội) cũng chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3. Hơn 2ha nhà màng gần như đổ sập hoàn toàn, diện tích trồng rau mầm, rau ăn lá, củ quả đều dập nát.

Chị Bùi Thị Thanh Hà – Giám đốc HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà chia sẻ: “Khoảng 16 giờ chiều qua, gió bão bắt đầu mạnh lên và chỉ sau ít phút đã giật đổ nhiều trụ, nóc và vách của nhà màng. Toàn bộ diện tích của HTX đã bị thiệt hại hoàn toàn”.

Mặc dù nắm được thông tin cơn bão số 3 có cấp độ rất mạnh nên những ngày trước đó, chị Hà đã chủ động chằng, vít các nhà màng được chắc chăn hơn. Tuy nhiên, khi đổ bộ, bão đã gần như “quật đổ” mọi thứ. 

Sau 10 giờ bão đi qua, những luống rau của HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà ngập ngụa trong nước, bầm dập do bão và nhiều tấm màng lợp vẫn phấp phơ, lơ lửng trước gió.

Với tinh thần “còn nước, còn tát”, hôm nay, chị Hà huy động toàn bộ gia đình, người thân dùng máy bơm để hút nước ra khỏi nhà màng, mong sao cứu được phần nào diện tích đã bị bão tàn phá. Còn với diện tích nhà màng bị phá hủy, chị bảo, bỏ ra hơn 1 tỷ đồng chưa chắc đã khôi phục được.

Cũng tương tự chị Trâm, chị Hà cũng phải thông báo đến khách hàng tạm dừng cung ứng rau một thời gian, bởi thiệt hại do bão quá nặng nề.

Bão số 3 tạo ra cơn

Hệ thống nhà màng trồng rau công nghệ cao của HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, huyện Thường Tín (Hà Nội) cũng bị thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra. Ảnh: NVCC

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về lúa và hoa màu của người dân. Theo đó, trên 121.500 ha lúa, hoa màu bị ngập, hư hại (tập trung tại Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh; 5.027 ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên…).

Cùng với đó, có trên 1.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh).


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *