Người nuôi ngao mất ăn mất ngủ
Đã hơn 1 tháng nay gia đình ông Kiều Anh Chính (64 tuổi), người dân thôn Nà Sắn, xã Bản Sen, huyện Vân Đồn như ngồi trên đống lửa.
Ông Chính lo lắng cho biết, gia đình có hơn 4 triệu con giống ngao, thưng, sần đã đạt cấp 2 nhưng do không mua được cát xốp nên chưa thể xuống giống.
“Nếu không có cát xốp thì khoảng hơn 1 tháng nữa 4 triệu con giống sẽ chết hết, thiệt hại rất lớn, khoảng 200 triệu/1 triệu con.
Vậy với 4 triệu con giống đang treo này thì ngót một tỷ thành nước biển, Tiền vốn đầu tư giống gia đình tôi cũng đi vay mượn nguy cơ là mất trắng nếu không thả kịp. Tôi rất mong lãnh đạo tỉnh xem xét tạo điều kiện cho những hộ dân nuôi biển như chúng tôi có điều kiện mua được cát xốp để sản xuất “, ông Chính buồn bã nói.
Diện tích nuôi nhuyễn thể tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 6.590 héc ta, nhu cầu cát xốp hàng năm khoảng 500.000m3.
Còn ông Phạm Hồng Nhiên (sinh năm 1968), người dân thôn Nà Sắn, xã Bản Sen thì đang phải thuê người đưa các lồng ươm giống ngao, thưng, sần lên để rửa và loại bỏ những con giống bị chết vì đã quá tuổi thả hơn 2 tháng.
Ông Nhiên cho biết, con giống ban đầu chỉ nhỏ như đầu tăm, khi thả ươm khoảng hơn 1 tháng thì phải san ra để đảm bảo mật độ. Nếu để ươm lâu sẽ có rất nhiều những con địch hại chui vào lồng ươm để ăn con giống hoặc con giống không lớn được và chết dần.
“Chúng tôi đã phải tận dụng vét lại cát năm ngoái rửa bùn để sử dụng nhưng cũng không đủ. Từ đầu tháng 7 khi tỉnh ra thông báo dừng cấp cát xốp bà con rất lo lắng và đã gửi kiến nghị rất nhiều nhưng vẫn không được tháo gỡ nên giờ chưa biết phải làm thế nào”, ông Nhiên cho biết.
Thiếu cát xốp để nuôi nhuyễn thể là tình cảnh chung của rất nhiều hộ dân ở huyện Vân Đồn, trong khi đó thời vụ xuống giống nhuyễn thể, nhu cầu cát xốp dải đều từ tháng 1 đến tháng 9 hàng năm. Cao điểm là vào các tháng 1,7 và tháng 9.
Chờ chính quyền tháo gỡ?
Từ ngày 10/7/2024, ông Nghiêm Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra văn bản số 1864/UBND-GTCN&XD tạm dừng hoạt động phương án thu gom vận chuyển cung cấp cát xốp (mảnh vụn vỏ sinh vật nhuyễn thể dùng trong nuôi trồng thủy sản) làm nguyên liệu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Lý do bởi theo báo cáo của liên ngành và Sở Tài nguyên môi trường cho thấy các đơn vị chưa hoàn thiện thủ tục về môi trường, thủ tục giao khu vực biển theo quy định.
Văn bản yêu cầu chấm dứt ngay các hoạt động thu gom cát xốp và các hoạt động có liên quan, không để xảy ra các hành vi vi phạm.
Tuy nhiên trước tính chất cấp bách về nhu cầu cát xốp trên địa bàn, ngày 14/8, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ninh đã có văn bản số 4545/SNN&PTNT-CCTS gửi UBND tỉnh đề nghị tháo gỡ khó khăn cho người nuôi ngao.
Theo đó, Sở NNPTNT cho rằng việc chuyển phương án thu gom thành dự án cung cấp “cát xốp” phục vụ nuôi trồng thủy sản cần có thời gian thực hiện theo quy định của nhà nước nên chưa thể thực hiện ngay.
Việc dừng phương án khai thác cung cấp cát xốp gây khó khăn về nguyên liệu phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vân Đồn có tính cấp bách là đúng. Đề nghị UBND tỉnh xem xét giải quyết gia hạn phương án thu gom vận chuyển cung cấp cát xốp.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: Sản lượng nuôi nhuyễn thể trên địa bàn Quảng Ninh đã đóng góp 43,5% trong tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh tương đương 42.500 tấn và đóng góp hơn 15% giá trị toàn ngành. Năm 2023, để thực hiện việc chuyển đổi phao xốp sang phao nhựa HDPE, các hộ dân ở huyện Vân Đồn đã phải đầu tư hàng tỷ đồng để mua phao nhựa thay thế nhằm giữ gìn môi trường vịnh Hạ Long.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, nhu cầu cát xốp trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 500 nghìn m3/năm.
Riêng địa bàn huyện Vân Đồn cần từ 200-300.000m3/năm. Nguồn cát xốp được UBND tỉnh cấp phép cho một đơn vị trong tỉnh khai thác ở khu vực tây bắc Hòn Chín, Vân Đồn, phục vụ cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh.
Loại cát này chỉ có thể làm giá thể phục vụ nhu cầu của nông dân trong nuôi nhuyễn thể, không thể san lấp mặt bằng. Còn người dân nuôi nhuyễn thể ở Vân Đồn Quảng Ninh, thì mong chính quyền sớm quan tâm để giải cơn khát cát xốp nuôi trồng hiện nay.
Vải cát xốp là vật liệu nhân tạo được làm ra từ loại vải được dệt bởi hai thành phần chính: Poly và sợi Spandex.
Poly: Chất liệu này có độ co giãn không cao và khá nóng.
Sợi Spandex: Giúp tăng độ co giãn và mềm mại cho vải.
Leave a Reply