Cấy lúa kiểu lạ ở Cà Mau, tung khóm mạ xuống ruộng trũng, tưởng biếng làm, ai ngờ bắt được lộc trời

Clip: Nông dân vùng sản xuất lúa-tôm huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau áp dụng phương pháp thảy mạ thay cho cách làm truyền thống là còng lưng cấy lúa. Mô hình thảy mạ non trên ruộng trũng nuôi tôm mang lại lúa sạch, tôm sạch, gạo ngon.

Vào đầu tháng 8 âm lịch hằng năm, trên những cánh đồng sản xuất lúa tôm của huyện Thới Bình trở nên nhộn nhịp, khi bà con nông dân bắt đầu ra đồng sản xuất lúa; và đây cũng là thời điểm mà lao động nhàn rỗi ở địa phương có thể kiếm ra tiền.

Ông Huỳnh Ngọc Danh, ngụ khóm 6 Thị trấn Thới Bình cho biết, cách làm truyền thống trước đây là cấy mạ non xuống mặt ruộng để chúng phát triển, nhưng ở thời điểm hiện tại, phương pháp này không cho hiệu quả cao.

Nông dân vùng này của Cà Mau lội ruộng thảy loại cây sản sinh ra “hạt ngọc của trời”, tính làm chơi mà ăn thiệt - Ảnh 1.
Nông dân vùng này của Cà Mau lội ruộng thảy loại cây sản sinh ra “hạt ngọc của trời”, tính làm chơi mà ăn thiệt - Ảnh 2.

Nông dân thảy mạ non xuống ruộng trũng nuôi tôm ở Cà Mau thay vì phải còng lưng cấy như thường thấy. Mô hình cấy lúa dưới ruộng trũng nuôi tôm ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau ví như công việc gieo mầm để gặt lộc trời. Ảnh: Bảo Châu.

Bà con nông dân ở vùng sản xuất lúa tôm huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau tận dụng các bờ bao vuông tôm để gieo mạ, đến khi được khoảng 25 ngày tuổi thì nhổ mạ, rồi rải xuống vuông tôm để cho người làm công thảy đều ra trên mặt ruộng, thay cho phương pháp cấy lúa non xuống mặt ruộng như trước đây.

“Do đất sản xuất vụ lúa, vụ tôm nên chân nước mặn thấm sâu vào đất, do đó khi bà con áp dụng phương pháp thảy mạ, cây mạ non còn có đất giúp nó bám từ từ trên mặt ruộng”, ông Danh nói và cho biết, ban đầu xuất phát từ một vài hộ thảy mạ cho hiệu quả, đến nay toàn vùng bà con đã áp dụng phương pháp này.

Theo ông Danh, việc thảy mạ có ưu điểm là vừa nhàn vừa nhanh, nhưng giúp cây lúa phát triển tốt trên vùng đất phèn mặn.

Nông dân vùng này của Cà Mau lội ruộng thảy loại cây sản sinh ra “hạt ngọc của trời”, tính làm chơi mà ăn thiệt - Ảnh 3.
Nông dân vùng này của Cà Mau lội ruộng thảy loại cây sản sinh ra “hạt ngọc của trời”, tính làm chơi mà ăn thiệt - Ảnh 4.
Nông dân vùng này của Cà Mau lội ruộng thảy loại cây sản sinh ra “hạt ngọc của trời”, tính làm chơi mà ăn thiệt - Ảnh 5.

Các chủ đất cho biết, cây mạ non sau khi nhổ không nên ném liền mà để giâm mạ từ 2 đến 3 đêm dưới ruộng cho cây lúa ra rễ trắng mới ném. Mạ nên thảy với khoảng cách cây khoảng 20cm, việc này gúp cây lúa phát triển tốt trên mặt đất mặn trong vuông tôm. Ảnh: Bảo Châu.

Ông Nguyễn Văn Tươi, ngụ ấp 9, xã Trí Lực, huyện Thới Bình cho biết, mạ được bà con gieo trên các bờ vuông tôm, đến khi được khoảng 25 ngày tuổi thì nhổ rải xuống vuông tôm để cho người làm công thảy đều ra trên mặt ruộng.

Bà con nông dân cho biết, để mạ thảy phát triển tốt thì chỉ cần rửa mặn hai lần, còn nếu áp dụng phương pháp cấy thì phải rửa mặn ít nhất 4 lần.

“Cây mạ non sau khi nhổ không nên ném liền mà để giâm mạ từ 2 đến 3 đêm dưới ruộng cho cây lúa ra rễ trắng mới ném. Mạ nên thảy với khoảng cách cây khoảng 20cm”, ông Phạm Văn Long, ngụ ấp Xóm Mới, xã Biển Bạch Đông nói.

Nông dân vùng này của Cà Mau lội ruộng thảy loại cây sản sinh ra “hạt ngọc của trời”, tính làm chơi mà ăn thiệt - Ảnh 6.

Thời điểm tháng 8 âm lịch cũng là lúc mà nhiều lao động nhàn rỗi ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau có thể kiếm thêm thu nhập từ công việc thảy mạ thuê. Người lao động cho biết, việc áp dụng phương pháp này giúp lao động nhàn hơn trong công việc, nhưng năng suất làm việc tăng cao, giúp có thêm trên dưới 500 nghìn đồng/ngày. Ảnh: Bảo Châu.

Hơn chục năm áp dụng phương pháp thảy mạ, người sản xuất vụ lúa tôm trên đồng đất huyện Thới Bình cho biết, cây mạ thảy có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cấy như rút ngắn được thời gian gieo mạ, nhổ mạ đưa ra đồng dễ dàng…

Đặc biệt là cây lúa sẽ phát triển tốt sau khi thảy mà không phải qua giai đoạn lúa lột mình như công đoạn cấy trước đây. Lúa thảy phát triển ngay trên lớp đất mặt nên tránh được chân nước mặn làm hư hại, giúp lúa nở tốt cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Lão nông Nguyễn Văn Triều, ngụ xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình khẳng định rằng, phương pháp thảy mạ cho thu hoạch cao hơn, do mạ khi thảy trên mặt ruộng không có phèn, cây mạ không ăn xuống mặt đất sâu nên chúng phát triển rất tốt.

Nông dân vùng này của Cà Mau lội ruộng thảy loại cây sản sinh ra “hạt ngọc của trời”, tính làm chơi mà ăn thiệt - Ảnh 7.
Nông dân vùng này của Cà Mau lội ruộng thảy loại cây sản sinh ra “hạt ngọc của trời”, tính làm chơi mà ăn thiệt - Ảnh 8.

Ngành nông nghiệp huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cho biết, có gần 50% các hộ hộ dân trên địa bàn áp dụng phương pháp thảy mạ thay cho cách làm truyền thống, và bước đầu chứng minh được hiệu quả khi cây lúa phát triển tốt, cho năng suất cao trên đồng đất nuôi tôm. Ảnh: Bảo Châu.

Ngoài ra, với phương pháp này, bà con nông dân sau khi thu hoạch lúa vừa trúng, còn để lại rơm rạ trên mặt ruộng, đây là thức ăn tốt nhất cho con tôm sau khi kết thúc vụ lúa.

Không chỉ giúp chủ đất có thu nhập từ cây lúa, mà việc thảy mạ cũng giúp nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương có thêm việc làm mỗi khi vào vụ mùa.

Chị Châu Lệ Huyền cho biết, bản thân mình có kinh nghiệm hơn 10 năm làm công việc thảy mạ thuê. Theo chị, một người có thể thảy mạ được 2 công đất mỗi ngày, thu nhập từ 300.000 – 500.000 đồng/ngày.

“Thảy mạ thì khỏe hơn so với cấy, vì công việc này mình không cần khom lưng, mình chỉ cần chia nhỏ từng tép mạ ném xuống ruộng”, chị Huyền chia sẻ.

Theo ngành nông nghiệp huyện Thới Bình, địa phương hiện tại duy trì ổn định được khoảng 25.000 ha lúa tôm. Riêng phương pháp thảy mạ đang được bà con áp dụng gần 50% tổng diện tích. Chúng đã chứng minh được hiệu quả cho năng suất cao hơn so với cách làm truyền thống khi sản xuất lúa trên đồng đất nuôi tôm.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *