Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (ngồi giữa) và con gái theo dõi cuộc tập trận tên lửa trong hình ảnh được công bố ngày 20/3. Ảnh: KCNA.
Theo thông tin của phía Triều Tiên, thành công mới đạt được không chỉ đơn thuần chỉ có như vậy sau hai lần phóng thất bại mà còn vệ tinh đã bắt đầu hoạt động tốt, đã gửi chuyển về những hình ảnh đầu tiên chụp căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam và ở Mỹ, thậm chí còn chụp được cả ảnh Nhà Trắng ở thủ đô Washington của nước Mỹ.
Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã phải xác nhận vệ tinh trinh sát quân sự của Triều Tiên đã được đưa lên quỹ đạo nhưng vẫn hoài nghi về việc vệ tinh này hoạt động thật sự. Bộ ba còn đồ rằng Nga đã giúp Triều Tiên thành công ở lần phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo.
Chẳng gì thì nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi mùa hè vừa qua đã tới thăm Nga và mối quan hệ giữa Nga với Triều Tiên hiện đang rất tốt đẹp. Mỹ và các nước Phương Tây càng thù địch và càng đối địch với Nga và Triều Tiên thì Nga và Triều Tiên càng dễ và buộc phải xích gần lại với nhau và gắn kết với nhau.
Bên này có những cái mà bên kia rất cần nên nếu Nga có giúp Triều Tiên thành công hơn trong chương trình phát triển tên lửa, vệ tinh và thậm chí cả hạt nhân nữa thì cũng chẳng có gì lạ và bất ngờ. Gần như ngay sau động thái mới nói trên của Triều Tiên, nhóm ba nước Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã phản ứng quyết liệt, cáo buộc Triều Tiên bất chấp những quy định của LHQ và họ đã quyết định tăng cường, xiết chặt việc trừng phạt Triều Tiên. Nhìn vào những hành động gấp gáp này của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể thấy ho thực sự quan ngại như thế nào về việc phóng thành công tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo.
Quan ngại này của họ có cơ sở xác thực bởi trong thực chất, bước tiến mới này của Triều Tiên đã lại một lần nữa làm thay đổi cuộc chơi giữa Triều Tiên với 3 nước này.
Cuộc chơi lại thay đổi trước hết ở chỗ Triều Tiên đã tiến thêm được một bước rất quan trọng trong chương trình phát triển tên lửa đẩy. Trên danh nghĩa chính thức, đây chỉ là tên lửa đẩy đưa vệ tinh lên quỹ đạo nhưng trên thực tế còn là tên lửa tầm xa và tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Cả hai loại tên lửa này đều bị Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản nhìn nhận là mối đe doạ an ninh rất lớn và rất thực tế đối với họ.
Cuộc chơi lại thay đổi và thay đổi theo hướng có lợi cho Triều Tiên ở chỗ Triều Tiên bắt đầu có thể tác chiến trong không gian vũ trụ và bắt đầu có thể sử dụng không gian vũ trụ và từ không gian vũ trụ tác chiến quân sự trên thực địa trong cuộc đối địch với Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Cho đến nay, phía Triều Tiên chưa công khai bằng chứng xác thực là vệ tinh trinh sát đã hoạt động tốt.
Nhưng sự mập mờ giữa thật và không thật trong chuyện này – giống như trong chuyện Triều Tiên thật sự có vũ khí hạt nhân hay không – vẫn có những hiệu ứng và tác động rất đáng kể về chính trị, công nghệ, quân sự, quốc phòng, tâm lý và dư luận. Chúng buộc Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản từ nay phải phòng ngừa và ứng phó ở mức độ tăng lên gấp bội so với trước đây.
Cuộc chơi đã thay đổi còn bởi sự mập mờ về mức độ mới trong mối quan hệ giữa Triều Tiên và Nga. Nếu được Nga trợ giúp, Triều Tiên sẽ còn nhanh chóng tiến xa hơn nữa trong chương trình phát triển tên lửa và vệ tinh. Trong kịch bản này, mức độ khó khăn và khó xử trong ứng phó và đối phó của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ gia tăng rõ rệt.
Nếu Triều Tiên hậu thuẫn Nga về quân sự để phục vụ cho cuộc chiến của Nga ở Ucraine thì Mỹ, Nato, EU, Ucraine gà đồng minh sẽ thêm khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu đánh bại Nga ở Ucraine. Sự mập mờ này hàm nghĩa bộ ba kia đối đầu trực tiếp Triều Tiên đồng thời đối đầu gián tiếp Nga trên lĩnh vực tên lửa và vệ tinh.
Cuộc chơi lại đã thay đổi bởi việc Triều Tiên có được con chủ bài mới và vũ khí mới trong khi chưa tiếp tục thử hạt nhân. Hàn Quốc phản ứng bằng quyết định ngừng tuân thủ Thoả thuận quân sự toàn diện ký kết giữa Triều Tiên và Hàn Quốc hồi năm 2018 và Triều Tiên thậm chí còn tuyên bố rút hẳn ra khỏi thoả thuận này. Cả việc ấy cũng góp phần làm cho cuộc chơi thay đổi cơ bản.
Hệ luỵ trước mắt của những thay đổi thời sự nhất trong cuộc chơi là bất hoà và đối địch giữa Triều Tiên với Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Leave a Reply