Cuộc đời tôi có nhiều biến cố, nhưng không gì vùi dập được mình

Chuyên gia bóng đá Vũ Công Lập:

Đã lâu rồi, vòng bảng EURO mi diễn ra sôi động, giàu tính thưởng thức với nhiều bàn thắng đẹp đến vậy. Cùng với phong độ thăng hoa của những ứng viên vô địch như chủ nhà Đức, Tây Ban Nha, những bước khởi đầu chưa được như ý của Anh, Pháp, ý chí kiên cường của “chiến binh” Croatia, là sự khát khao, nhiệt huyết của những “đội bóng tí hon” Albania, Georgia. Tt cả cộng hưởng tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc, tạo nên sức hút ca EURO 2024 với triệu triệu trái tim người hâm mộ toàn cầu.

Đúng 16 giờ như đã hẹn, chúng tôi gặp nhà báo Vũ Công Lập tại một quán cà phê dưới chân toà nhà của ông nằm ở quận Bình Thạnh (TP.HCM). Trang phục thoải mái với qun short, áo phông xanh trẻ trung, nở nụ cười thân thiệt bắt tay người viết, ông Lập say mê kể về những con người, những câu chuyện trong thế giới bóng đá mà ông không thể nào quên…

Chuyên gia bóng đá Vũ Công Lập:

Thưa ông, ông từng bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học (TSKH) Vật lý Y sinh học tại CHDC Đức, là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam làm ngành Lý Sinh; nhưng nhiều người lại biết tới ông trong vai trò một nhà báo, chuyên gia bóng đá Đức. Có điều gì đó rất l?

– Đầu tiên phải khẳng định, gốc của tôi là người nghiên cứu, tôi hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khoa học, tham gia giảng dạy nhiều ở trường đại học, đó là nghề nghiệp của tôi.

Trong cuộc đời mình, tôi không có chút kế hoạch nào cho công việc liên quan tới thể thao hay làm nhà báo. Mọi thứ cứ xuất hiện một cách tự nhiên như các cụ ta vẫn nói: “Nghề chọn người”.

Hồi đó, anh Lê Phúc Nguyên (nguyên Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân – PV) mới là trung uý làm trang “CLB chiến sĩ”, nửa trên là thể thao, nửa dưới là văn hoá văn nghệ. Một mình anh Nguyên làm cũng bận nên một ngày tình cờ hai anh em gặp nhau, anh Nguyên rủ tôi viết giúp anh ở phần thể thao. Tôi vốn rất ham mê thể thao, nên nhận lời. Viết rồi cũng vui!

Trong những ngày ở CHDC Đức làm nghiên cứu sinh (giai đoạn 1975 – 1978; 1983-1986), tôi may mắn được “tắm” trong bầu không khí thể thao tuyệt vời nơi đây.

CHDC Đức là một nơi người ta lấy thể thao là một trong những phương châm để xây dựng thương hiệu quốc gia. Đó là một trong ba cường quốc thể thao thế giới, cạnh tranh với Liên Xô, Mỹ tại các kỳ Olympic.

Họ đá bóng giỏi, bơi lội cũng tài, đua xe đạp hay… các môn đều rất tốt. Ở Đức, tôi xem thể thao, học, bàn tán thể thao với mọi người cũng giúp mình giỏi tiếng Đức nhiều, từ đó dùng tiếng Đức trở lại phục vụ chuyên môn, nghiên cứu.

Sau này, tôi cũng tham gia các chương trình bình luận EURO, World Cup trên VTV trong vai trò khách mời, cộng tác với báo Thể thao Văn hoá, giữ mục “Câu chuyện ngày thứ Ba”, “Chuyện Vũ Công Lập”. Tôi cũng đã từng có bài viết trên báo Nông thôn Ngày nay của các bạn đấy!

Tại EURO 2024, HLV Julian Nagelsmann là HLV trẻ nhất trong lịch sử EURO (36 tuổi) và đã mang tới “luồng sinh khí” mới cho ĐT Đức. Tại vòng bảng, ĐT Đức là đội ghi nhiều bàn thắng nhất (8 bàn), sút nhiều nhất (57 lần), số lần trúng đích nhiều nhất (19 lần), chuyền nhiều nhất (2.070 đường chuyền). Tại vòng 1/8, Đức đã thể hiện lối chơi tấn công quyến rũ thắng thuyết phục Đan Mạch 2-0. Ông có bất ngờ với những gì HLV Julian Nagelsmann làm được cùng ĐT Đức?

– Điều tôi ấn tượng nhất ở người Đức là họ rất biết học, khả năng này rất quan trọng. Giống như đồ thị hình sin, sau khi đạt tới đỉnh cao, một nền bóng đá phải trải qua những giai đoạn xuống dốc, đôi khi chạm đáy để nhìn lại, tích luỹ thêm về chất và lượng hướng tới chu kỳ phát triển tiếp theo với những đỉnh cao mới.

Trong sự nghiệp cầm quân của mình, điều mà HLV Nagelsmann tâm đắc nhất là vẻ đẹp của bóng đá, tính thẩm mỹ của môn thể thao vua. Khi làm việc ở Học viện bóng đá Hoffenheim, Nagelsmann đã khẳng định được rằng, đá đẹp hoàn toàn không mâu thuẫn với đá để thắng. Hơn nữa, đấy gần như là một nghĩa vụ: nghĩa vụ đền đáp.

Ông bảo: “Khán giả đã trả ngần ấy tiền để vào sân, thì mình phải có gì để trình diễn cho người ta xem chứ. Nghĩa là phải có cái gì đẹp, có ý nghĩa, và niềm vui sướng”.

Nagelsmann sợ nhất là một lúc nào đó khán giả sẽ chán đến sân, chán xem mình đá, do mình đã trở nên xưa cũ. Do đó, phương pháp huấn luyện Nagelsmann là luôn luôn sáng tạo, thường xuyên thử nghiệm, và phải chấp nhận rủi ro”.

Với tinh thần không ngừng học hỏi, sáng tạo như vậy, nên dù phải đối diện với những “nốt trầm” tại một vài kỳ EURO, World Cup, tôi tin Đức vẫn sẽ trở lại đúng với đẳng cấp của một nền bóng đá giàu truyền thống nhất châu Âu với lớp lớp thế hệ HLV, cầu thủ tài năng từng 4 lần vô địch World Cup, 3 lần vô địch EURO.

Chuyên gia bóng đá Vũ Công Lập:

Với những trải nghiệm, hiểu biết của mình, ông ấn tượng với HLV người Đức nào nhất từ quá khứ tới hiện tại?

– Tôi rất yêu quý HLV Jurgen Klopp – một người rất đặc biệt, từ nét mặt, cặp mắt, hàm răng… đều lộ ra một cái gì đó, có sức truyền cảm, toả sáng. Nó cũng giống như một ca sĩ có giọng hát truyền cảm, xao động người nghe. Cách Klopp xây dựng đội bóng khiến tôi cảm thấy rất thích thú dõi theo, ngay cả khi đội của ông ta thua.

Tôi cũng thích Otto Rehhagel với những câu chuyện về ông ấy. Ví dụ, ông Rehhagel tuyên bố thích cầu thủ phải có vợ, bởi cầu thủ không có vợ không đứng đắn được. Năm 1994, khi Rehhagel chọn cầu thủ người Nga Vladimir Beschastnykh khi đó mới 19 tuổi về Werder Bremen, truyền thông hỏi “xoáy”: Ông bảo thích cầu thủ đã có vợ, sao lại chọn anh ta? Rehhagel thủng thẳng đáp: “Đó là bạn không biết thôi, cậu ta có vợ rồi đấy”.

Hay câu chuyện nữa là Rehhagel tuyên bố đánh giá cầu thủ nhờ ý kiến của… vợ!

Những chuyện như vậy, không thể nói đúng – sai, khoa học hay không khoa học. Nhưng tôi rất thích và hay bị thuyết phục bởi những câu chuyện như vậy.

Hay một chuyện nữa khi Klopp là HLV Dortmund, Matthias Sammer là Giám đốc kỹ thuật Bayern Munich, hai ông cãi nhau rất to ở sân. Khi phóng viên hỏi vì sao cãi nhau, họ bảo chúng tôi cãi nhau lúc nào (?!). Đó là trao đổi chuyên môn!

Bên cạnh đó, còn có những con người mà tôi rất trân trọng. Đó là HLV Ralf Rangnick (dẫn dắt Áo tại EURO 2024) – người đặt nền móng, triết lý bóng đá ở RP Leipzig và có ảnh hưởng lớn tới HLV ĐT Đức hiện tại là Julian Nagelsmann. Đó là Jurgen Klinsmann – người có thể không phải là HLV giỏi nhưng có nhưng ý tưởng xuất sắc.

Chuyên gia bóng đá Vũ Công Lập:

Trước khi gặp gỡ nhà báo Vũ Công Lập, người viết cm thấy khó hiểu, không biết bằng cách nào ông có thể phân chia thời gian hợp lý đến vậy để cùng lúc vừa làm công việc nghiên cứu, giảng dạy, viết báo… Đặt vấn đề này với ông Lập, tôi nhận được câu trả lời còn bất ngờ hơn: “Tôi không có ý thức gì về việc chia sẻ, phân bổ thời gian. Hồi trẻ, “mình thích thì nhích”, thích gì thì làm đó thôi và mọi thứ cứ hoà quyện, bổ trợ cho nhau”.

Xin ông chia sẻ lại câu chuyện về đam mê vật lý – một môn học được coi là khó, khô khan trong trường phổ thông?

– Như tôi đã nói ở trên về chuyện “Nghề chọn người”. Tôi không phải người đam mê vật lý từ bé. Hồi học phổ thông, tôi toàn đi thi học sinh giỏi văn. Sau những năm cấp 2, cấp 3 ở trường Trưng Vương, tôi thi vào khoa Toán Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhưng khi đỗ vào trường lại bị chuyển sang học Lý. Ngày đó thì chỉ làm lý thuyết, dùng toán để làm lý chứ không phải thực nghiệm nhiều.

Chuyên gia bóng đá Vũ Công Lập:

Tốt nghiệp Đại học năm 1968 với bằng loại giỏi, năm 1969 tôi vào bộ đội thì lại bị phân về Học viện Quân y.

Đó là một “cú sốc” rất lớn. Học Toán và Lý, đang nghiên cứu hạt cơ bản mà lại bị điều về y thì còn gì tương lai, mọi thứ mờ mịt quá.

Tôi ngồi hàng chục đêm trên đê sông Hồng, buồn, thất vọng lắm. Nhưng rồi với bản tính lạc quan, mọi thứ cũng qua. Trong rủi có may, lúc đó thầy Hoàng Phương bảo tôi: “Em về đó thì phải quay sang học Lý Sinh, phải là Vật lý trong Sinh vật”. Đó là lúc tôi có niềm đam mê khoa học. Khi dùng Lý nghiên cứu Sinh học thì biến sinh học thành một khoa học khác.

Kỷ niệm nào trong hành trình nghiên cứu khoa học mà ông nhớ nhất?

– Trong biên chế Quân đội, tháng 3/1975 tôi sang CHDC Đức theo đường nghiên cứu sinh của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Đến năm 1978 thì hoàn thành luận án Phó tiến sĩ (tương đương Tiến sĩ bây giờ) ngành Lý Sinh. Thời điểm đó, tôi làm luận án về sự co cơ, xem lực phát ra như nào, lực sinh ra từ những yếu tố nào, làm sao để cơ sinh ra càng nhiều lực càng tốt… ở Khoa Y, Đại học Tổng hợp Carl Marx Leipzig. Ông Chủ nhiệm khoa Khoa học cơ bản của Trường Đại học Tổng hợp Carl Marx Leipzig chấm luận án của tôi và nhận xét: “Tôi thấy luận án rất tốt nhưng không biết ứng dụng vào việc gì”.

Khi đó mình còn trẻ, mới 28 tuổi nên suy nghĩ rất nhiều. Tôi chưa nhận thức đầy đủ lắm nhưng mờ mờ thấy khoa học có rất nhiều cấp. Cấp 1 là lý thuyết sách vở, cấp 2 là thực hành, cấp 3 là ứng dụng. Nghĩa là thầy chê mình chỉ lý thuyết chứ thiếu ứng dụng.

Ở Đức, trong một môi trường thể thao phát triển như vậy, tôi bắt đầu xem thể thao bằng cách xem của một nhà vật lý, nghiên cứu về bước chạy, nghiên cứu về đường bay của trái bóng, khi quả bóng miết vào thì lực bay của trái bóng xoáy ra sao…

Năm 1983 tôi trở lại Đức làm luận án Tiến sĩ (tương đương Tiến sĩ khoa học hiện nay). Tôi không làm lý thuyết nữa mà chuyển sang làm thực nghiệm, ứng dụng vào y học.

Chuyên gia bóng đá Vũ Công Lập:

Ông đã tham gia cùng cố Giáo sư Dương Nghiệp Chí hoàn thành Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030. Đề án này sẽ mở ra sự phát triển cho thể thao đỉnh cao Việt Nam, giúp ĐT bóng đá Việt Nam giành vé dự World Cup trong tương lai…

– Tôi tham gia với anh Chí nhiều dự án. Tôi từng dẫn anh Chí, anh Nguyễn Danh Thái trước khi lên làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBTDTT sang Viện thể thao ở Leipzig – Viện đã làm ra những tấm HCV Olympic cho Đức.

Tại đây, họ cho chúng tôi xem hồ sơ của một VĐV ném lao từ năm 8 tuổi. Cả một tập hồ sơ dày, ghi đầy đủ chi tiết về VĐV này cho tới khi giành HCV Olympic.

Tôi còn nhớ câu họ bảo: “VĐV thể thao đỉnh cao không có chuyện làm tập thể mà phải làm cá thể. Bữa ăn cho từng VĐV, giấc ngủ từng VĐV, làm thể lực, sức mạnh cũng cho từng VĐV…”.

Với câu chuyện World Cup của bóng đá Việt Nam, tôi nghĩ mọi ước mơ, nguyện vọng đều chính đáng. Nhưng ở Đức có hai điều: Thứ 1, khoa học kỹ thuật của họ rất mạnh. Thứ 2, kinh tế của họ rất chắc chắn.

Nếu bóng đá Việt Nam không trả lời được hai câu hỏi trên thì việc giành vé dự World Cup rất khó! Tương tự như vậy, để các môn thể thao khác giành HCV Olympic cũng rất khó!

Chuyên gia bóng đá Vũ Công Lập:

Theo dòng chia sẻ, nhà báo Vũ Công Lập say mê kể cùng chúng tôi những câu chuyện về con người, cách nghiên cứu, làm thể thao của Đức. Ngoài hai điều kiện cần là kinh tế và khoa học kỹ thật, bóng đá Đức còn có những nhân tố ham học hỏi, đổi mới, giàu tính sáng tạo.

Ông Lập đánh giá cựu danh thủ Jurgen Klinsmann có thể không phải là một HLV giỏi nhưng là người có những ý tưởng đột phá, mang tới một “làn sóng” mới giúp bóng đá Đức hồi sinh sau cơn khủng hoảng không thể lọt qua vòng bảng EURO 2004. Bên cạnh Jurgen Klinsmann là người đồng đội cùng thời Matthias Sammer – linh hồn đổi mới của bóng đá Đức trong vai trò Giám đốc kỹ thuật DFB. Bóng đá Việt Nam muốn phát triển, cần có những bộ đôi như Klinsmann – Sammer.

Chuyên gia bóng đá Vũ Công Lập:

Thiếu kinh tế, thiếu kỹ thuật, vậy mà bóng đá Việt Nam vẫn có th“lột xác” trong 5 năm, giai đoạn 2018-2023 dưới thời HLV Park Hang-seo. Rõ ràng vai trò của người thầy giỏi rất quan trọng, đôi khi mang ý nghĩa quyết định?

– Tôi quan niệm thầy giỏi thì có nhiều trường phái thầy giỏi. Ở Đức, như trường hợp HLV Otto Rehhagel mà tôi đề cập tới ở trên có thể coi là “sư tổ” của nghệ thuật khích tướng. Vậy nên ông Rehhagel mới có thể dẫn dắt một đội bóng không được đánh giá cao như Hy Lạp vượt qua những đội mạnh như Pháp, CH Czech và chủ nhà Bồ Đào Nha để lên ngôi vô địch EURO 2004 lịch sử.

Trước đó, HLV Rehhagel cùng một đội trung bình như Werder Bremen liên tiếp đánh bại Bayern Munich. Vậy mà khi làm HLV đội bóng mạnh như Bayern Munich giai đoạn 1995-1996 với nhiều cầu thủ giỏi, phải dùng nhiều đến học thuật thì ông Rehhagel lại không làm được, dẫn tới nhiều tranh cãi và bị sa thải.

Nhưng sau đó đến Kaiserslautern, HLV Otto Rehhagel lại lập tức ghi dấu ấn khi đưa đội bóng vừa thăng hạng, đánh bại Bayern Munich lên ngôi vô địch Bundesliga – một kỷ lục của bóng đá Đức mà đến giờ chưa có đội nào có thể tái lập.

Đây là một mẫu HLV rất khác, trái ngược với những Pep Guardiola, Jurgen Klopp – những người huấn luyện dựa trên khoa học, trí tuệ rất nhiều, có thể “nhào nặn” một cầu thủ lên một đẳng cấp khác mà minh chứng gần nhất là trường hợp Pep “luyện” ra một Gvardiol ở Man City rất khác so với chính cậu ta khi ở Leipzig.

Với bóng đá Việt Nam, tôi cho rằng HLV Calisto và Park Hang-seo rất giỏi khích tướng như cách HLV Rehhagel đã làm, họ có EQ (trí tuệ cảm xúc) tốt, có tài lãnh đạo, biết động viên quân sĩ, “tướng sĩ” đồng lòng một dạ”.

Thời điểm họ cầm quân, bóng đá Việt Nam cũng may mắn có một lứa cầu thủ tốt như Tài Em, Minh Phương, Công Vinh, thủ môn Dương Hồng Sơn (vô địch AFF Cup 2008); rồi Quang Hải, Hoàng Đức (thời điểm vô địch AFF Cup 2018, lọt tới vòng loại cuối World Cup 2022). Còn bảo họ giúp cầu thủ Việt Nam có một bản lĩnh khác, tôi e là khó!

Năm 2011, ĐT Việt Nam từng được dẫn dắt bởi một HLV người Đức, ông Falko Goetz nhưng đã thất bại. Mới đây nhất, một HLV đẳng cấp World Cup như ông Troussier cũng phải rời “ghế nóng” ĐT Việt Nam sau hơn một năm cm quân. Nhiều người bảo, bóng đá Việt Nam không hợp vi HLV châu Âu, còn ông?

– Ngày ấy, anh Hỷ (nguyên Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ – PV), anh Tuấn (TTK VFF thời điểm 2011 và hiện là Chủ tịch VFF – PV) cũng đã gọi điện cho tôi hỏi về trường hợp này. Tôi cho rằng cựu danh thủ Thể Công Đỗ Văn Phúc đã định cư bên Đức giới thiệu nhầm HLV Falko Goetz . Ông ấy không phải là một HLV giỏi, sau khi từ Việt Nam về Đức cũng chìm lắm.

Với bóng đá Việt Nam, tôi nghĩ vấn đề không hẳn phụ thuộc vào HLV mà là ở chính các CLB. Nhìn chung, các đội bóng Việt Nam đều không làm ra tiền. Và khi không có tiền thì phải phụ thuộc vào một ông bầu, không thể chủ động trong chiến lược phát triển.

Ngay cả ở các nước khác, mặc dù có một nhà đầu tư lớn, CLB vẫn phải chi tiêu dựa vào đồng tiền làm ra. Và Luật Công bằng tài chính không cho phép tiêu tiền của nhà đầu tư một cách tuỳ ý.

Bóng đá chuyên nghiệp là ở chỗ: Bóng đá là một nghề, đá bóng để làm ra tiền đủ sống và phát triển. Bóng đá Việt Nam chưa làm được điều đó. Ngay cả trong đầu tư, chúng ta còn ít đầu tư về khoa học và công nghệ.

Như tôi đề cập tới ở trên, trong khi Đức có khoa học kỹ thuật rất mạnh, kinh tế của họ rất chắc chắn; thì Việt Nam thiếu cả hai điều đó.

Chuyên gia bóng đá Vũ Công Lập:
Chuyên gia bóng đá Vũ Công Lập:

Thời gian như trôi đi quá nhanh khi chúng tôi bị cuốn theo những câu chuyện dường như là bất tận mà nhà báo Vũ Công Lập đề cập tới. Suốt khoảng một tiếng nói chuyện, ông không có chút mệt mỏi và sẵn sàng “chiều” chúng tôi hết c: “Còn thắc mắc hay hỏi gì thì hỏi hết, tôi trả lời luôn”, ông Lập vui vẻ mở lòng khi phóng viên bắt đầu nhìn đồng hồ e ngại…

Thưa ông, nhìn lại cả một hành trình dài, ở tuổi gần bát thập, ông thấy mình đã làm được gì và điều gì còn trăn trở?

– Tôi thấy mình có cái nghiệp liên quan tới sức khoẻ. Ngày xưa khi còn đi học, vào bộ đội, tôi là người rất khoẻ. Nhưng năm 1993, khi 47 tuổi, tôi bị nhồi máu cơ tim suýt chết.

Sau năm 1998, tôi bị tiểu đường. Năm 2006 bị huyết áp cao. Năm 2019, tôi phải mổ tim, một ca mổ rất phức tạp và phải sang Leipzig (Đức) mổ. Vì tôi làm việc nhiều và có những đóng góp cho Leipzig nên thành phố Leipzig tặng tôi số tiền khá lớn cho ca mổ này, chứ bản thân chắc cũng khó lo được.

Từ đó, tôi thấy mình có một sứ mệnh phải chăm sóc sức khoẻ. Hiện tại, tôi tập trung 100% tâm huyết cho vấn đề này.

Tôi thấy nền y tế Việt Nam chưa làm trọn sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ. Hiện nay chúng ta mới chỉ tập trung vào bệnh, các bệnh nhân. Nhưng còn những người không bị bệnh, chưa bị bệnh. Đáng ra trong chăm sóc sức khoẻ phải chăm sóc không chỉ những người bị bệnh mà chăm sóc tất cả những ai có vấn đề về sức khoẻ. Tôi nghĩ, chăm sóc sức khoẻ cũng như bảo vệ Tổ quốc, phải chăm sóc từ xa.

Chuyên gia bóng đá Vũ Công Lập:

Chúng ta có ngành phòng bệnh, nhưng thực ra chỉ “không ăn quả xanh, không uống nước lã”, tiêm vaccine, phòng bệnh thụ động, nguyên sơ. Minh chứng là khi Covid-19 xuất hiện, hệ thống phòng bệnh của chúng ta lung lay.

Tôi nghĩ, một trong những nhiệm vụ của mình là phải xây dựng được một hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Mỗi người phải hiểu cơ thể, tình trạng sức khoẻ của mình. Viện Nghiên cứu, chế tạo và chuyển giao công nghệ Thiết bị Y tế của chúng tôi đang làm đề tài: “Công nghệ cá thể hoá chăm sóc sức khoẻ một cách chủ động, toàn diện, liên tục”.

Tôi nhớ lại, thật ra mình đã bắt đầu lão hoá từ năm 30 tuổi. Nhưng 60 tuổi tôi vẫn chưa thực hiện các phương án ngăn chặn lão hoá. Mình vẫn sống nguyên sơ một cách bình thường do kém hiểu biết.

Thế giới bảo loài người đang đi vào một giai đoạn khủng hoảng của y tế, tốn quá nhiều tiền, khủng hoảng sức khoẻ, quá nhiều bệnh tật, vì con người không hiểu ra cơ chế bản thân của chính mình.

Xin ông ví dụ rõ hơn về điều này…

– Ví dụ cái gì không dùng đều hỏng. Vậy thì cái gì chúng ta đang không dùng và sẽ hỏng? Điều này liên quan tới vận động.

Loài người được hình thành từ loài 4 chân, tiến hoá thành 2 chân nhờ cách đứng thắng, đi rảo bước. Nguyên thuỷ, mỗi người đi 30-40km/ngày. Nhưng bây giờ theo thống kê ở Mỹ, có người chỉ đi 0,5km/ngày.

Lý do xuất phát từ nền văn minh, tiến bộ công nghệ khiến người ta “lên xe xuống ngựa”, di chuyển bằng xe máy, ô tô, máy bay… Kết thúc giờ làm việc về nhà cũng không thể đi bộ tập thể dục hoặc chí ít là đi bộ quanh nhà; mà lại bật ti vi, điện thoại xem.

Chính nền văn mình của chúng ta đã đẩy chúng ta tới một lối sống chống lại thuỷ tổ sinh học.

Loài người tiến bộ lắm, nhận ra tất cả, kể cả vũ trụ, nhưng bản thân anh lại không nhận ra chính anh. Đó là nguồn gốc của việc suy thoái sức khoẻ!

Vậy thì điều đầu tiên là anh phải biết điều đó. Tiếp theo, anh phải có lối sống lành mạnh. Con người là một sinh vật sống bằng những thói quen: Ăn ngủ, tập tành. Trước đây chỉ quan tâm tập cơ bắp, nhưng bây giờ còn có những bài tập tinh thần cho não sao cho sáng suốt, trí nhớ tốt, cảm xúc tốt, ngủ tốt…

Xin ông chia sẻ phương pháp rèn luyện của mình?

– Đối với hệ vận động, tôi quan niệm có mấy mức. Mức thứ nhất là mức linh động. Đối với người già, từng khớp một phải linh động.

Buổi sáng, bao giờ tôi cũng tập nấc cơ bản. Tôi tập tất cả các khớp trong vòng 1 giờ đồng hồ. Sau đó đến mức lao động, tiêu hao calo.

Con người ta phải tập đến mức chịu tải, một tuần tôi tập gym hai lần có HLV; đi bộ nhanh, đều đặn khoảng 8km/ngày, trước đây là 10km/ngày.

Với người già như tôi, biết rõ trí nhớ suy giảm cũng phải luyện tập. Để nhớ lâu, tôi đọc, đọc xong rồi ghi chép lại, và nói lại điều đó với những người có cùng quan tâm tới vấn đề đó. Làm sao những dữ liệu mình cần nhớ được nhắc lại liên tục, như một cách “khắc” vào bộ não.

Còn với các bạn trẻ, trung niên thì có thêm nhiều mức. Ví dụ, ngón tay có chức năng cầm nắm. Nhưng trong cuộc sống không phải cầm nắm vô ý. Có thể anh cầm nắm để cài khuy áo, cầm nắm để pha cà phê….

Và cao hơn, những chức năng ấy không chỉ sử dụng trong sinh hoạt mà còn trong lao động. Ví dụ mình viết, gõ máy tính, pha cà phê trong một tiệm ăn, tiệm giải khát. Anh pha cà phê cho anh uống khác và pha trong một tiệm giải khát phục vụ nhiều khách hàng lại khác.

Cuối cùng, chức năng ấy còn phục vụ trong giải trí. Anh nâng cao chất lượng cuộc sống như đi chơi golf, quần vợt…. Mỗi người cần phân rõ được hệ vận động của mình thành những nấc như vậy.

Hiện nay, phong trào chy marathon đang phát triển rầm rộ với nhiều giải đấu, “trăm hoa đua nở” trên khắp cả nước. Song song với đó là những trường hợp đau xót khi VĐV đột tử vì vấn đề tim mạch, gắng quá sức… Ông có suy nghĩ gì?

– Tôi cho rằng ở Việt Nam, khoa học liên ngành chưa phát triển. Ví dụ ông chạy chỉ lo chạy, ông y tế chỉ lo chữa bệnh… Trong nhiều hội nghị của ngành tôi đã nói: Ngành y học thể thao có hai mặt, một là dùng y học chữa trị chấn thương thể thao, mặt đó ta đang làm. Nhưng đáng tiếc, ta chỉ coi cái đó là cái chủ yếu và duy nhất.

Chuyên gia bóng đá Vũ Công Lập:

Mặt thứ hai là dùng thể thao để chăm sóc sức khoẻ cho con người, giảm bớt gánh nặng cho y tế thì ta chưa làm.

Mỗi người đều có khả năng vận động, tuỳ thuộc lứa tuổi, giới tính, tình trạng cơ thể, mục tiêu tham gia thể thao…. mà có những giới hạn vận động riêng. Nghĩa là chúng ta phải thiết lập được một cơ chế vận động cho từng người, cá nhân hoá, kể cả với các VĐV.

Như trường hợp một người có nhiều bệnh nền như tôi, nhiều người ở Việt Nam khuyên phải hạn chế vận động nhưng tôi không!

Mình phải vận động tới mức tối đa cho phép. Tôi sang bên Đức có lúc đạp xe đến lúc không đạp được nữa, tức là “kiệt quệ” 100%, sau đó lùi, tập 80%. Tất cả mọi chỉ số cá nhân đều được đo và kiểm soát trước, trong và sau khi tập. Lúc đó có thể rất phức tạp nhưng cuối cùng anh chỉ cần theo dõi nhịp tim. Nhịp tim 80-120, tôi chỉ tập đến 120 là đủ.

Ngồi trước một chuyên gia đa ngành như nhà báo Vũ Công Lập, tôi cố gắng tranh thủ từng phút để “ghi” vào trong suy nghĩ của mình những tâm tư, trăn trở của ông. Tôi tò mò muốn hiểu thêm: Không biết bằng cách nào, nội lực nào giúp ông Lập đi suốt gần 60 năm kể từ khi tốt nghiệp Đại học, vào bộ đội, sau đó sang Đức làm nghiên cứu sinh và cui cùng trở về nước trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực mới lạ Lý Y Sinh, vượt qua nhiều cơn bạo bệnh vẫn vững vàng nghiên cứu, viết báo, bình luận trên các chương truyền hình… mà luôn lạc quan, mạnh mẽ đi qua nhiều cơn sóng gió cuộc đời…

Trong suốt sự nghiệp của mình, có khi nào ông cảm thấy mệt mỏi, chán nản, muốn buông xuôi?

– Tôi là mẫu người lạc quan, máu lạc quan ở trong tôi từ bé nên tôi không bao giờ nản chí, dù trong đời đã gặp rất nhiều tai nạn, trung bình cứ 10 năm một lần.

Như ngày con trai duy nhất của tôi mất năm 1996, khi mới 22 tuổi, đó là một tai nạn khủng khiếp đối với tôi.

Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, không có cái gì dìm mình hẳn. Sau bất hạnh này lại có điều gì đó đặc biệt xuất hiện “cứu” mình. Tức là một mặt mình có tinh thần lạc quan phấn khởi, một mặt mình có thực tế, giúp tư tưởng, tinh thần của mình cân bằng trở lại.

Ở đời, có rất nhiều số phận và con người phải chấp nhận những thử thách như một sự tất nhiên.

Trong cơn bĩ cực, ông thường nghĩ tới điều gì để có thể vượt qua?

– Tôi nghĩ tới mẹ của mình! Cuộc đời mẹ tôi xuất thân từ tiểu thư con quan, sống một cuộc sống nhung lụa sau trở thành người lao động, chịu nhiều tổn thất hy sinh. Nhưng bà không một nửa lời than vãn, kiên trì, chịu đựng, tất cả vì chồng con!

Vậy nên qua cuộc đời của mẹ mình, tôi nghĩ, mình có khổ thế nào cũng không khổ bằng mẹ tôi được! Tôi lấy đó làm động lực để có thể sống vui, sống khoẻ, sống có ích với gia đình, xã hội. Chứ ở ngoài đời, tôi nghĩ thiếu gì những câu chuyện rung động lòng người!

Xin cảm ơn ông!

Chuyên gia bóng đá Vũ Công Lập:


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *