Đà Nẵng ứng dụng chuyển đổi số để hướng đến nông thôn hiện đại, nông nghiệp bền vững, nông dân làm giàu

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Thực hiện Chương trình số 42-CTr/TU của Thành ủy Đà Nẵng về “Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tập trung, quy mô lớn gắn với xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đà Nẵng chuyển dịch theo đúng định hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, ứng dụng công nghệ cao phục vụ đô thị và du lịch.

Đà Nẵng ứng dụng chuyển đổi số để nông dân làm giàu, nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh- Ảnh 1.

Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng xây dựng nông thôn mới hướng đến tính bền vững, hiện đại. Ảnh: T.H.

Bà Vũ Thị Bích Hậu – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Đà Nẵng cho biết: “Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Sở NN&PTNT đã xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ số trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đối với nông nghiệp.

Đơn vị đã phối hợp với Phòng NN&PTNT, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hòa Vang tổ chức 6 lớp tập huấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác xã… nhằm hỗ trợ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tiếp cận, nắm vững thông tin, vận dụng chuyển đổi số trong kinh doanh, sản xuất, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương”.

Đà Nẵng ứng dụng chuyển đổi số để nông dân làm giàu, nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh- Ảnh 2.

Mô hình trồng rau thông minh ứng dụng công nghệ 4.0 của anh Nguyễn Tấn Phương (phường Chính Gián, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng). Ảnh: T.H.

Đà Nẵng ứng dụng chuyển đổi số để nông dân làm giàu, nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh- Ảnh 3.

Thông qua app Afarm, anh Phương có thể kiểm tra được các thông số kỹ thuật tại vườn rau. Ảnh: T.H.

Thời gian qua, Chi cục Nông nghiệp TP Đà Nẵng đã cấp và phê duyệt mã số vùng trồng cho vùng rau Túy Loan (Hợp tác xã dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan); vùng bưởi Hòa Ninh (Hợp tác xã rau hoa củ quả Hòa Vang); vùng lúa (Hợp tác xã dịch vụ sản xuất – kinh doanh tổng hợp Hòa Tiến 1, Hòa Phước); kiệu hương, dưa hấu, vùng trồng chè dây Hòa Bắc….

Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng đã hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) xây dựng mã vạch, mã QR code truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời, khuyến khích các chủ thể OCOP đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử như: trang wed sàn giao dịch thương mại điện tử TP Đà Nẵng (danangtrade.gov.vn), Postmart, Lazada, Shopee, Voso….

Đà Nẵng ứng dụng chuyển đổi số để nông dân làm giàu, nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh- Ảnh 4.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị, Đà Nẵng hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Ảnh: T.H.

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mà năng suất và chất lượng sản phẩm tăng lên, các sản phẩm nông nghiệp trở thành sản phẩm OCOP gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế và sức mạnh cộng đồng như: kiệu hương Hòa Nhơn; rau, củ, quả Hòa Vang; bưởi Hòa Ninh; gà thả vườn Kê Sơn; chè dây Hòa Bắc; chả cá thát lát Hòa Khương….

Đặc biệt, tại xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang) có nông trại Afarm đang ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất rau củ quả sạch và quản lý quy trình sản xuất thông qua app.

Đà Nẵng ứng dụng chuyển đổi số để nông dân làm giàu, nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh- Ảnh 5.

Thông qua các trang wed, sàn giao dịch thương mại điện tử danangtrade.gov.vn, Postmart, Lazada, Shopee, Voso…. người tiêu dùng đặt các mặt hàng nông sản một cách dễ dàng. Ảnh: T.H.

Không chỉ đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng còn tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; khai thác hiệu quả hơn 220ha diện tích nuôi trồng thủy sản và đầu tư hạ tầng, hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao.

Về lâm nghiệp, ngành đã triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Trồng một tỷ cây xanh”, hỗ trợ chính sách cho 32 hộ trồng rừng gỗ lớn với diện tích 438,72ha, kinh phí 2,58 tỷ đồng và hình thành được 42 mô hình nông – lâm kết hợp trồng xen cây ăn quả, cây dược liệu dưới tán rừng.

Đà Nẵng ứng dụng chuyển đổi số để nông dân làm giàu, nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh- Ảnh 6.

Một góc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng hôm này. Ảnh: T.H.

Việc đẩy mạnh thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản đã tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, nâng cao năng suất lao động và thu nhập của người dân; tăng tỷ trọng của nông nghiệp số trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Quyết tâm xây dựng Hòa Vang trở thành thị xã

Qua 14 năm xây dựng nông thôn mới, diện mạo các xã thuộc huyện Hòa Vang đã đổi thay mạnh mẽ; kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư khang trang, đồng bộ, hiện đại theo hướng đô thị; môi trường nông thôn xanh – sạch – đẹp; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên; các giá trị văn hóa đặc sắc trên địa bàn huyện được bảo tồn, giữ gìn và phát huy.

Đà Nẵng ứng dụng chuyển đổi số để nông dân làm giàu, nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh- Ảnh 7.

Xây dựng môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp, dấu ấn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa vang, TP Đà Nẵng. Ảnh: Định Hậu.

Bên cạnh đó, ý thức và vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới được nâng cao, từ đó tạo sự đồng thuận của nhân dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.

Theo bà Hậu, thời gian qua, công tác tuyên truyền sâu rộng về Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đến từng người dân nông thôn, cộng đồng dân cư để nhân dân hiểu rõ về chủ trương, chính sách nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; nhất là nội dung các Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025; gắn với 6 Chương trình của Trung ương trong giai đoạn 2021-2025.

Đà Nẵng ứng dụng chuyển đổi số để nông dân làm giàu, nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh- Ảnh 8.

Huyện Hòa Vang tập trung xây dựng các mô hình kinh tế mới nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: T.H.

Đà Nẵng ứng dụng chuyển đổi số để nông dân làm giàu, nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh- Ảnh 9.

Mô hình nuôi cá nước ngọt ở thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng đã đem lại thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân. Ảnh: T.H.

Đến nay, huyện Hòa Vang đã có 11/11 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2010-2015 và giai đoạn 2016-2020; 5/11 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; 22/113 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu; 8/11 xã được UBND TP Đà Nẵng công nhận xã đô thị loại 5 và huyện Hòa Vang đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.

Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng đã tập trung tham mưu triển khai thực hiện đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chương trình nông thôn mới và ưu tiên nguồn lực để triển khai thực hiện, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đà Nẵng ứng dụng chuyển đổi số để nông dân làm giàu, nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh- Ảnh 10.

Sản phẩm gà thả vườn Kê Sơn (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: T.H.

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2025, xây dựng huyện Hòa Vang trở thành thị xã và thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 85 triệu đồng/người/năm, bà Vũ Thị Bích Hậu – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng cho biết: “Đơn vị sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, tập trung đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với quá trình xây dựng Hòa Vang trở thành đô thị sinh thái giàu bản sắc; hoàn thiện hệ thống hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao….”.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *