Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không được bán quá 10% công suất lên lưới

Văn phòng Chính phủ có chỉ đạo gửi các Bộ trưởng Công Thương, Tài chính, và Bộ Tư pháp về việc hoàn thiện xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ Công Thương nghiên cứu thí điểm việc sản xuất điện dư không dùng được thì bán lên lưới điện quốc gia không quá 10% công suất.

Các Bộ Công Thương, Bộ Tài chính nghiên cứu các quy định về giá mua trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm mua sản lượng điện dư và đảm bảo an toàn vận hành hệ thống điện, bảo đảm sự hài hòa và khuyến khích phát triển cơ chế này.

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không được bán quá 10% công suất lên lưới- Ảnh 1.

Chính phủ quy định điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu không được bán nối lưới trên 10% công suất (Ảnh: EVN).

Đồng thời, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu các giải pháp, thiết kế điều kiện cần thiết để không xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí nguồn lực xã hội.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm tính pháp lý của Nghị định và các quy định hiện hành, trong đó có Quy hoạch điện VIII.

“Bộ Công Thương hoàn thiện dự thảo Nghị định theo quy định của pháp luật, trình Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trước ngày 11/7 để xem xét, ký ban hành trước ngày 12/7” – Chỉ đạo của Chính phủ nêu rõ.

Trước đó ngày 3/7, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn.

Nghị định số 80/2024/NĐ-CP quy định mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán giao nhận điện năng được thực hiện thông qua 02 hình thức: Mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng và mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia.

Trường hợp mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua đường dây kết nối riêng giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn.

Mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia sẽ được thông qua hợp đồng kỳ hạn giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn.

Chính phủ quy định, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán toàn bộ điện năng sản xuất vào thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp) để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu.

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền mua bán điện thông qua hợp đồng kỳ hạn.

Về Nguyên tắc mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng, Chính phủ quy định đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng mua bán điện trực tiếp theo nguyên tắc: Hợp đồng mua bán điện do hai bên thỏa thuận; giá bán điện do hai bên thỏa thuận.

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng mua bán điện về công suất, sản lượng, giá đối với sản lượng điện dư với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hoặc đơn vị được ủy quyền) theo quy định.

Ngoài các hoạt động mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng quy định ở trên, khách hàng sử dụng điện lớn được mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc Đơn vị bán lẻ điện không phải Tổng công ty Điện lực) theo quy định.

Trường hợp đơn vị điện lực vừa thực hiện chức năng phát điện và chức năng bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm kết hợp mua điện từ hệ thống điện quốc gia đồng thời với các nguồn điện tại chỗ khác để bán lẻ điện cho các khách hàng sử dụng điện trong các mô hình khu, cụm, giá bán lẻ điện cho khách hàng được thực hiện theo quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *