Theo đó, để chọn ra 3 quả “nữ hoàng sầu riêng” đấu giá, Ban tổ chức Lễ sầu riêng Krông Pắc đã tổ chức Hội thi: Nông dân sản xuất sầu riêng giỏi và đã chọn ra các vườn trồng mẫu, tiếp tục thi ”Bàn tay vàng gõ sầu riêng”, chọn ra 3 quả sầu riêng đẹp nhất, đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu gồm sầu riêng cổ, Ri6, Dona và mỗi loại có ý nghĩa đặc biệt với vùng trồng sầu riêng của huyện Krông Pắc.
Hội thi nông dân trồng sầu riêng giỏi (gồm 4 phần thi: Vườn sầu riêng có năng suất, chất lượng; Quả sầu riêng đẹp, ngon nhất và biểu diễn bổ/khui quả sầu riêng; Gõ bắt/hứng và phân loại quả sầu riêng và Phần thi dành cho khán giả: hiểu biết trong ngành hàng sầu riêng) là một trong 12 hoạt động chính của Lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, năm 2024.
Cùng với đó, Ban tổ chức muốn tôn vinh người nông dân đã trồng ra sản phẩm sầu riêng ”đảm bảo các tiêu chuẩn” và muốn gửi thông điệp đến những người nông dân làm riêng ”Hãy làm ra những trái sầu riêng ngon nhất, đẹp nhất, đảm bảo các tiêu chuẩn nhất”, sẽ có giá cao nhất.
Quả sầu riêng đầu tiên (nữ hoàng sầu riêng cổ) được đưa ra đấu giá được lấy từ cây sầu riêng cổ thụ hơn 100 năm trồng ở thôn Tân Lập, ở xã Ea Yông, huyện Krông Pắc (đồn điền CADA) với mức giá khởi điểm 60 triệu đồng.
Cuối cùng, đại diện Công ty TNHH EKCORP (Quận 1, TP. HCM) đã trúng đấu giá trái sầu riêng nêu trên với mức giá 350 triệu đồng.
Quả sầu riêng thứ 2 (nữ hoàng sầu riêng Dona) được đưa ra đấu giá thuộc giống sầu riêng Dona với mức giá khởi điểm là 70 triệu đồng. Nhiều doanh nghiệp đưa ra mức giá đấu giá cho trái sầu riêng Dona này với các bước nhảy 200, 400 rồi 700, 800 triệu đồng.
Cuối cùng, với “quyết tâm sở hữu quả nữ hoàng sầu riêng Dona”, nữ doanh nhân của Công ty TNHH Trái cây Hồng Sang (thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đã trúng đấu với mức giá 800 triệu đồng. Khi nhận quả sầu riêng Dona mạ vàng, nữ doanh nhân này còn tuyên bố sẽ hỗ trợ thêm 100 triệu đồng nữa cho địa phương làm an sinh xã hội.
Ông Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, trao cho một trong những doanh nghiệp trúng đấu giá 3 quả “nữ hoàng sầu riêng”.
Phiên đấu giá kịch tính nhất là đấu giá quả sầu riêng thuộc giống Ri6, có mức giá khởi điểm là 60 triệu đồng và rất nhiều doanh nghiệp muốn sở hữu. Người bỏ giá cao nhất cho “nữ hoàng sầu riêng Ri6” là một nữ doanh nhân sầu riêng tại tỉnh Đắk Lắk với số tiền 500 triệu đồng.
Bà kêu gọi một số người tham gia góp thêm tiền để cùng bà đấu giá quả sầu riêng đặc sản quý giá nêu trên, nhằm giúp địa phương có thêm nguồn lực lo an sinh xã hội. Đến cuối, mức giá chốt tại phiên đấu giá quả sầu riêng Ri6 là hơn 1,4 tỷ đồng.
Sau đó, một doanh nghiệp đã góp thêm 200 triệu đồng, nâng giá của “nữ hoàng sầu riêng Ri6” lên 1,6 tỷ đồng.
Cụ thể: bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu góp đấu giá 500 triệu đồng; Công ty Phân Bón 3 Tốt góp đấu giá 300 triệu đồng; Công ty Việt Nông Phát góp đấu giá 200 triệu đồng; Công ty TNHH truyền thông VIC góp đấu giá 200 triệu đồng; bà Nguyễn Thị Thành Thực: Chủ tịch Công ty Cổ phần đầu tư BAGICO góp đấu giá 200 triệu đồng; Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Việt Nông VINCO góp đấu giá 100 triệu đồng; Công ty TNHH Công nghệ nông nghiệp Enfarm góp đấu giá 100 triệu đồng.
Như vậy, tổng của ba trái “nữ hoàng sầu riêng” là 2,85 tỷ đồng và toàn bộ số tiền sẽ được chuyển cho UBND huyện Krông Pắc thực hiện vào chương trình an sinh xã hội và hỗ trợ người nông dân trực tiếp trồng sầu riêng để ”Xây dựng và phát triển hệ sinh thái sầu riêng bền vững”.
3 quả sầu riêng cực phẩm thuộc dạng “nữ hoàng sầu riêng” được bán với mức gần 3 tỷ đồng tại phiên đấu giá gay cấn trong khuôn khổ Lễ hội sầu riêng Krông Pắc, UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk).
Bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk) cho biết người trúng đấu giá ngoài việc được nhận “nữ hoàng sầu riêng” tươi về thưởng thức người trúng đấu giá còn được tặng sầu riêng mạ vàng để lưu niệm. Trong đó, sầu riêng cổ 60 triệu đồng, sầu riêng mạ vàng Ri6 trị giá 60 triệu đồng, sầu riêng Dona l trị giá 70 triệu đồng.
Leave a Reply