Giữa cánh đồng ở tỉnh Nghệ An, có một khu rừng lim cổ thụ quý hiếm, được dân làng bảo vệ nghiêm
Thắng Tình
Thứ sáu, ngày 19/07/2024 05:45 AM (GMT+7)
Tại xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An có một khu rừng bên trong toàn là những cây lim cổ thụ. Đây là một loại gỗ quý hiếm, được dân làng bảo vệ. Hiện những cây gỗ quý hiếm này vẫn đang “thay da” và tiếp tục phát triển.
Tại khu vực núi Tháp ở trung tâm xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An có một khu rừng có nhiều cây cổ thụ, trong đó chủ yếu là cây lim, một trong những cây gỗ quý hiếm. Ảnh: N.T
Khu rừng này có tổng diện tích khoảng 18 ha. Ngoài cây gỗ lim quý hiếm trong rừng còn có một số cây gỗ khác như trắc, sến… Cây lim trong rừng chủ yếu là loại lim xanh. Tại Việt Nam, lim xanh là được xếp vào loại gỗ quý, thuộc nhóm II. Ảnh: N.T
Theo khảo sát sơ bộ, trong khu rừng rộng khoảng 18 ha ở xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An có hàng trăm cây lim. Trrong đó nhiều thân cây lim đường kính lớn phải 2 đến 3 người ôm mới xuể. Ảnh: N.T
Trước đây chính quyền xã trực tiếp quản lý khu rừng cổ thụ này. Tuy nhiên, từ năm 2017, khu rừng cổ thụ ở xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An được chuyển giao cho lâm nghiệp huyện quả lý. Ảnh: N.T
Trong khu rừng cổ thụ còn có những cây gỗ lớn, hình thù kỳ dị. Ảnh: N.T
Một thân cây gỗ lim có đường kính lớn tại khu rừng ở xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ảnh: N.T
Dù nằm giữa khu dân cư, xung quanh là hệ thống đường giao thông được thảm nhựa, đổ bê tông nhưng hàng chục năm qua, khu rừng cổ thụ này chưa bao giờ xảy ra tình trạng khai thác trái phép. Người dân địa phương xem khu rừng như “báu vật” nên ai cũng có ý thức bảo vệ. Ảnh: N.T
Trên lối vào khu rừng cổ thụ có một ngôi đền được dựng từ hàng trăm năm trước. Hằng năm vào dịp lễ, Tết người dân trong vùng đều đến dâng hương. Ảnh: N.T
Một cổ thụ vươn mình lên bầu trời. Đây đều là những cây gỗ quý được người dân ở xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An bảo vệ. Ảnh: N.T
Những tán cây cổ thụ vươn mình khắp khu rừng tỏa bóng mát. Ảnh: N.T
Những cây lim có đường kính lớn vẫn tiếp tục “thay da”. Lớp vỏ bên ngoài khô dần rồi tách ra để cây tiếp tục phát triển. Ảnh: N.T
Phần vỏ bên ngoài của cây lim có thể tách ra một cách dễ dàng. Ảnh: N.T
Những cây cổ thụ trong khu rừng ở xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Đây cũng là “báu vật” mà dân làng luôn bảo vệ gìn giữ cho muôn đời sau. Ảnh: N.T
Những lớp chồi non mơn mởn, thể hiện sức sống trường tồn của khu rừng cổ thụ tại xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Hàng năm các tổ chức đoàn thể xã Hậu Thành đều tham gia phát quang, dọn thực bì nhằm phòng chống cháy rừng vào mùa nắng nóng. Ảnh: N.T
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Leave a Reply