Huy chương Vàng Olympic Toán học

Huy chương Vàng Olympic Toán học - Cấn Trần Thành Trung:

Rất nhiều bạn đọc đã rất tự hào và xúc động khi biết tin sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ở Viện Công nghệ California (Mỹ), bạn đã quyết định quay trở về Việt Nam làm việc. Có một lý do đặc biệt nào để dẫn đến quyết định đó?

– Quyết định trở về Việt Nam thiên về trái tim nhiều hơn là lý trí. Có một số lý do tôi dùng để thuyết phục bản thân rằng đây là quyết định đúng. Thứ nhất về mặt tinh thần, đóng góp cho cộng đồng ở Việt Nam còn khó khăn, thiếu thốn sẽ ý nghĩa hơn là cống hiến ở nước phát triển như Mỹ. Thứ hai là tôi được sống gần với gia đình. Thứ ba là vì món ăn của Việt Nam. Tôi mê ẩm thực quê hương mình.

Lý do nữa khi đánh giá về lĩnh vực tôi đang đam mê theo đuổi là Toán học và ứng dụng, tôi thấy ở Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn. Việt Nam có truyền thống yêu Toán nên có nhiều học sinh tài năng. Các bạn ấy cần người hướng dẫn có tâm, có trình độ để học những kiến thức hiện đại nhất, định hướng đúng đắn nhất.

Từ ngày còn là sinh viên, tôi đã quyết tâm rằng học xong tiến sĩ sẽ trở về. Tôi đã tìm hiểu một số nơi và sau khi biết về Chương trình VNU350 thu hút, giữ chân và phát triển các nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành với mục tiêu xây dựng thành đại học nghiên cứu hàng đầu Châu Á tại TP.HCM, tôi thấy phù hợp với mục tiêu, hoài bão của mình sau này nên đã nộp hồ sơ.

Huy chương Vàng Olympic Toán học - Cấn Trần Thành Trung:

Thành Trung từng giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 2013 tại Colombia, sau đó theo học Đại học Duke (một trong 10 đại học hàng đầu nước Mỹ) với học bổng toàn phần và tốt nghiệp thủ khoa ngành Toán vào năm 2018, trước khi làm nghiên cứu sinh tại Viện Công nghệ California (Caltech). Hành trình đó, bạn đã phải nỗ lực như thế nào?

Huy chương Vàng Olympic Toán học - Cấn Trần Thành Trung:

– Tôi cũng từng gặp nhiều khó khăn từ khi học cấp 3 lên đại học rồi tiến sĩ nhưng những lúc đó lại nhận được sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, gia đình. Nói về nỗ lực thì tôi chỉ đơn giản là theo đuổi những công việc mang lại niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống hằng ngày.

Năm cấp 3, tôi đam mê các cuộc thi Toán. Mục tiêu chính không phải giành các giải thưởng mà tôi thấy vui khi được học Toán với những người bạn thân và theo đuổi đam mê bản thân.

Khi vào đại học Duke, tôi không còn niềm vui với các cuộc thi Toán nữa. Tôi tự hỏi học Toán mang lại giá trị gì cho mình và cộng đồng sau này. Ở Duke, tôi có nhiều cơ hội nghiên cứu, dự án, làm việc nhóm, làm việc với giáo sư đầu ngành. Qua những trải nghiệm đó, tôi đã có niềm tin vào việc học Toán, nhất là Toán nghiên cứu ứng dụng. Tôi cũng tham gia dạy đội tuyển Toán, xây dựng cộng đồng và các hoạt động cho sinh viên ngành Toán của trường. Niềm tin đó là yếu tố quyết định giúp tôi có được một số thành công trở thành Thủ khoa khoa Toán và tiếp tục theo đuổi đam mê đến tận bậc tiến sĩ.

Trung đã được học và đào tạo ở một trong những đất nước phát triển bậc nhất thế giới. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, bạn đã có những cơ hội về công việc ở Mỹ như thế nào?

– Tốt nghiệp Tiến sĩ xong, tôi cũng có một số lời mời ở các công ty tài chính và nghiên cứu mật mã ứng dụng. Ngoài ra, tôi không có ý định học sau tiến sĩ ở Mỹ mặc dù cô hướng dẫn đã giới thiệu một số nơi phù hợp.

Bạn suy nghĩ thế nào về cơ hội ở Việt Nam?

– Cơ hội ở Mỹ hay Việt Nam có những ưu nhược điểm riêng. Ở Mỹ rất thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu, lương cao, nhiều cơ hội tham dự những hội nghị lớn. Ở Việt Nam thì chưa có được điều kiện như vậy. Nhưng nếu tôi làm cho những công ty ở Mỹ thì đối tượng họ hướng đến không chung mục tiêu với tôi là các bạn học sinh, sinh viên. Tôi muốn làm việc với các bạn trẻ, đặc biệt là những bạn không có nhiều cơ hội phát triển như ở Việt Nam.

Huy chương Vàng Olympic Toán học - Cấn Trần Thành Trung:
Huy chương Vàng Olympic Toán học - Cấn Trần Thành Trung:

Rất nhiều bạn trẻ học ở nước ngoài mong muốn quay về đóng góp cho quê hương cho rằng lương không phải là yếu tố quan trọng nhất, mà họ mong có một “sân chơi” để được cống hiến, cần một môi trường ứng dụng thực tế nghề nghiệp, môi trường làm việc chất lượng. Còn Trung có hy vọng như thế nào về một công việc ở Việt Nam?

– Tôi không có những kỳ vọng cụ thể. Tôi nghĩ điều cần làm trong thời gian tới là tìm hiểu thêm về văn hóa làm việc của trường, xem mục tiêu, định hướng của trường để có đóng góp phù hợp nhất. Ngoài ra, tôi cũng có hoài bão sau này xây dựng những chương trình đào tạo, nghiên cứu chất lượng để những người như tôi khi trở về có những lựa chọn làm việc không tồi.

Cũng nhiều người bày tỏ lo lắng rằng, nếu chỉ làm thuần túy khoa học ở Việt Nam thì thu nhập cũng không thể quá cao, đôi khi vấn đề “cơm áo gạo tin” sẽ khiến nhiều người không có thời gian để làm nghiên cứu đỉnh cao?

– Tôi cũng có suy nghĩ về vấn đề đó nhưng tôi nghĩ sự nghiệp phù hợp nhất với mình là đào tạo hơn là nghiên cứu đỉnh cao. Tôi cũng nghĩ rằng khó có thể nghiên cứu đỉnh cao ở đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế như Việt Nam. Vấn đề đào tạo cần yếu tố con người nhiều hơn, còn nghiên cứu cần kinh phí để đầu tư.

Rất nhiều tỉnh, thành phố đã có những chính sách thu hút nhân tài người Việt Nam về nước làm việc. Nhưng làm thế nào để giữ chân lâu dài được nhân tài mới là điều khó khăn, bạn có nghĩ vậy không?

– Theo trải nghiệm, trò chuyện của tôi với người đi trước, lý do có thể không hẳn là kinh tế mà mọi người ngại nhất là thủ tục giấy tờ. Đây là điều mà tôi cũng đang trải nghiệm dần, sẽ rất tốn thời gian và tâm trí của mình dành cho lĩnh vực chuyên môn. Nếu cải thiện được cho thủ tục hành chính tinh giản hơn thì điều đó sẽ rất tốt.

Thực tế, tôi được biết một số trường hợp, nhiều tiến sĩ học ở nước ngoài về, với khát khao cống hiến ở Việt Nam, nhưng một vài năm, họ lại tìm cách quay trở lại nước ngoài bởi những khát khao mang lại sự mới mẻ, những tiến bộ của các nước về nhưng chưa được đón nhận. Có khi nào mà bạn lo lắng về điều đó không?

– Chắc ảnh hưởng của việc học Toán, làm Toán nên tôi rất thích tìm hiểu mọi thứ hoạt động thế nào, khúc mắc nằm ở đâu để mình có thể tìm ra con đường đạt được điều mong muốn.

Và có thể tôi cũng bị ảnh hưởng từ việc học ở bên Mỹ. Tôi được dạy nên thay đổi môi trường làm học tập, làm việc của mình. Ở mỗi cấp như tốt nghiệp đại học thì chọn môi trường khá để học Tiến sĩ. Sau Tiến sĩ cũng nên tìm môi trường khác để trau dồi kiến thức. Vì vậy, tôi chọn trở về làm việc cho Đại học Quốc gia TP.HCM mà không phải lo lắng quá nhiều.

Huy chương Vàng Olympic Toán học - Cấn Trần Thành Trung:

Trong từng bước đi của bạn trên con đường Toán học đều có dấu chân của gia đình. Bố mẹ đã nói thế nào về quyết định của bạn bởi trong nửa thế kỷ tham gia IMO, 57 học sinh Việt Nam giành huy chương vàng, hầu hết đang học tập và làm việc ở nước ngoài?

– Ảnh hưởng của gia đình với tôi trên con đường Toán học thật sự không có nhiều, vì quyết định học ngành gì trường nào đều do tôi tự quyết định và tìm kiếm cơ hội từ bé. Về lựa chọn về nước làm việc, bố mẹ đều khuyên tôi ở lại Mỹ thì tương lai cơ hội làm việc sẽ tốt hơn rất nhiều mặc dù cả hai đều nhớ con và muốn ở gần con. Hầu như mỗi mùa hè tôi đều về nước và dành thời gian cho gia đình trước rồi mới dành cho công việc.

Gia đình, thầy cô, bạn bè, khuyên tôi không nên trở về vội. Gia đình sợ tôi không hòa nhập được văn hóa Việt Nam. Bạn bè thì tiếc vì dành thời gian ở Mỹ tích lũy kinh nghiệm và vốn thì sau này trở về không muộn. Thầy cô thì hỏi lại tôi có chắc chắn muốn về hay không.

Tôi cũng suy nghĩ về lo lắng của mọi người. Ở đâu cũng có những khó khăn. Hiện tại tôi chưa có ai phụ thuộc nên vẫn còn thời gian và sức trẻ để thực hiện những hoài bão của mình. Bên cạnh đó, hiện giờ tôi có đủ nhận thức hơn để tìm hiểu về văn hóa và cuộc sống ở Việt Nam.

Mẹ vẫn hy vọng tôi làm việc ở nước ngoài để có trải nghiệm trước. Mẹ nghĩ cho tôi nhưng khi tôi về mẹ rất vui. Tuần đầu 6h sáng tôi đều đánh cầu lông với mẹ, sau đó ăn sáng với bố mẹ. Mọi người lúc đầu khuyên ngăn nhưng do tôi cứng đầu và tự lo cho bản thân được nên giờ đã chấp nhận. Mỗi người có cuộc sống và con đường đi riêng. Mình nên lựa chọn và quyết định theo trái tim của mình thay vì nghe theo những kỳ vọng của gia đình và xã hội.

Ngày càng nhiều học sinh Việt Nam du học nước ngoài. Ngoài việc được tiếp cận nền tri thức hiện đại ở những nước lớn, theo bạn làm thế nào để các bạn trẻ có thể tìm được nơi phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân?

– Các trường đại học ở Mỹ và một số nước khác coi giáo dục là kinh doanh. Học sinh quốc tế phải đóng tiền nhiều hơn học sinh bản địa nhưng cơ hội việc làm lại ít hơn. Chỉ những bạn xuất sắc nhất mới kiếm được việc làm ở lại. Nhiều bạn tốn rất nhiều tiền đi học rồi trở về.

Bản thân tôi trước khi đi du học sự chuẩn bị chưa tốt. Tôi chưa có sẵn những kỹ năng mềm và kiến thức xã hội để tận dụng hết tài nguyên ở đại học.

Sinh viên bản địa có lợi thế vì từ nhỏ các bạn đã được nói ra ý kiến của mình nên rất tự tin trong giao tiếp cũng như vấn đề khác. Về mặt tố chất nhẫn nại, tỉ mỉ, sáng tạo thì học sinh ở Việt Nam không thua kém ở Mỹ nhưng sự tự tin và giao tiếp thì Mỹ hơn Việt Nam. Vì vậy, nếu các bạn trẻ muốn ở lại các nước làm việc, cần phải rèn luyện rất nhiều kỹ năng.

Huy chương Vàng Olympic Toán học - Cấn Trần Thành Trung:
Huy chương Vàng Olympic Toán học - Cấn Trần Thành Trung:

Làm thế nào mà Trung có tình yêu với môn Toán, một môn học có thể nói là rất khó. Và làm thế nào để có thể học giỏi được bộ môn này?

– Mẹ kể lại hồi tôi học mẫu giáo, khi mẹ dạy bài cho chị gái học lớp 3 thì tôi ở bên cạnh đã đọc đáp số rất nhanh. Tôi thấy khả năng học Toán của mình có thể là thiên bẩm. Cùng với đó, với một đứa trẻ, lời khen của bố mẹ, thầy cô là nguồn động lực lớn nhất vì đâu biết Toán quan trọng, ứng dụng hay cải thiện tư duy là gì. Như tôi, động lực chỉ đơn giản như câu của cô giáo chủ nhiệm lớp 5 nói “học giỏi Toán thì các bạn nữ mê ngay”.

Có năng khiếu về Toán nên tôi hay tham gia các cuộc thi và đạt giải thưởng. Được khen ngợi nên tôi càng có đam mê với Toán theo cách tự nhiên. Lên cấp 3 thì thêm cảm hứng từ bạn bè và thầy cô. Sở trường của tôi là mặt phẳng, tôi được học với thầy Lê Bá Khánh Trình năm lớp 10 và đội tuyển học sinh giỏi nên càng yêu hơn. Tôi luôn thấy những bài toán hình rất đẹp.

Huy chương Vàng Olympic Toán học - Cấn Trần Thành Trung:

Bạn có phải là người sống “công thức” như Toán?

– Có thể học Toán đòi hỏi tư duy logic, chặt chẽ nên cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ của người làm Toán. Nhưng tôi nghĩ người thực sự say mê làm Toán thì cũng đam mê, sáng tạo lớn. Toán học chỉ 5% ứng dụng cuộc sống, còn Toán chủ yếu thiên về cảm nhận, trừu tượng. Người bình thường sẽ không cảm nhận được vẻ đẹp đó.

Tôi thấy những điều tôi làm theo con tim hơn là con đường mọi người hay đi.

Huy chương Vàng Olympic Toán học - Cấn Trần Thành Trung:

Trung có thể chia sẻ về PiMA – một dự án được thành lập để giới thiệu Toán Học và Ứng Dụng đến với học sinh THPT ở Việt Nam? Vai trò của Trung trong dự án này?

– Dự án trại hè PiMA thành lập vào năm 2016, khi đó tôi đang học năm thứ 2 đại học. Tôi cứ nghĩ, giá như trải nghiệm của mình cũng có được ở Việt Nam sẽ tốt cho các bạn học sinh, nhất là về ứng dụng và nghiên cứu.

Tôi có chia sẻ với người bạn thân nhất cũng học Toán và thi quốc tế. Tôi tính toán sơ sơ thì phát hiện số tiền cho một sinh viên ở Mỹ thực tập trong các tập đoàn lớn như Google mà mang về Việt Nam sẽ có một chương trình có ích cho nhiều người. Vì vậy chúng tôi lên kế hoạch PiMA và tôi thuyết phục hội đồng trao học bổng cho tôi mang số tiền đó thực hiện trại hè này.

Đến nay chương trình phát triển nhiều về chất lượng chuyên môn, chủ đề, khung chương trình. Tôi đã tốt nghiệp đại học, không còn nhận học bổng nữa nhưng tôi vẫn được hỗ trợ từ các mạnh thường quân. Nhờ sự giúp đỡ này mà chúng tôi duy trì PiMa đến bây giờ.

Về hoạt động, tùy theo kinh phí chúng tôi kêu gọi và số lượng người hướng dẫn sẽ quyết định số thành viên tham gia dự án mỗi năm. Năm đầu tổ chức có 16 bạn, năm 2018 có 28 bạn, năm nay 24 bạn. Mỗi năm sẽ có đội làm đề và nhóm sẽ ra đề theo 3 nội dung chính trong trại hè là toán cao cấp để tinh giản phù hợp với các bạn chuyên.

Theo bạn, chương trình học trong phổ thông và các sân chơi Toán hiện nay ở Việt Nam đã thỏa mãn được đam mê yêu thích Toán của các bạn trẻ chưa?

– Tôi thấy chương trình học phổ thông của Mỹ dễ nhưng chương trình cho những bạn có năng khiếu thì không có giới hạn. Các bạn có thể nghiên cứu sâu từ cấp 3 luôn. Còn ở Việt Nam, chương trình phổ thông khó khiến thầy cô chỉ đủ dạy kiến thức để đi thi. Dù vậy, kiến thức khó này lại là nền tảng tốt để các bạn du học tại trường đại học Mỹ.

Sân chơi của Việt Nam chủ yếu dành cho các cuộc thi Olympic. Học sinh Việt Nam đạt điểm cao vô hình chung đẩy cuộc thi học sinh giỏi trở thành trọng tâm để các trường phát triển và cạnh tranh với nhau.

Các cuộc thi này lại không được chú ý ở Mỹ. Họ không dạy học sinh giải được nhiều bài, dạng đề mà chỉ là truyền đam mê Toán học.

Huy chương Vàng Olympic Toán học - Cấn Trần Thành Trung:

Theo bạn có phải đây là một trong những áp lực của học sinh chúng ta?

– Tôi thấy áp lực thi cử hiện nay lớn hơn nhiều so với chúng tôi. Có bạn căng thẳng đến mức trước kỳ thi bị đau bụng, mặt mày tái mét.

Tôi cho rằng, các cuộc thi cũng có cái hay riêng nhưng cuộc thi diễn ra trong 1, 2 ngày mà để quyết định tương lai sau này là không chính xác. Nói công bằng, như vậy bạn nào có điều kiện ôn luyện nhiều hơn có thành tích tốt hơn.

Ở Việt Nam, việc thi cử chỉ giải bài tập, những bạn có tố chất tự học tự làm được. Các bạn ở Mỹ đòi hỏi hoạt động ngoại khóa, thể chất, hoạt động xã hội, nên những bạn có tố chất nhưng gia đình khó khăn thì không có điều kiện tiếp cận. Học sinh Việt Nam vượt khó học giỏi dễ hơn ở Mỹ.

Bạn có khát khao thay đổi môi trường đào tạo ở nơi bạn sẽ làm việc như thế nào?

– Đây là điều hơi lý tưởng mà tôi nghĩ mình có thể học hỏi cả môi trường Toán phổ thông và Toán đại học. Chúng ta nên lấy các bạn học sinh, sinh viên làm trọng tâm thay vì thành tích đi thi, thành tích của trường. Thành tích là kết quả tự nhiên của quá trình đào tạo khi lấy học sinh, sinh viên là trọng tâm.

Ngoài đam mê học tập và nghiên cứu, bạn cân bằng cuộc sống thế nào?

– Tôi nghĩ mình là người có cuộc sống cân bằng. Ngoài thế mạnh của tôi trong học tập, nghiên cứu thì tôi thích chơi thể thao, ăn uống, dành thời gian cho bạn bè, gia đình. Vì vậy khi gặp khó khăn thì tôi có mặt khác để hỗ trợ tinh thần.

Khi chính thức quay trở về Việt Nam, bạn đã làm những điều gì?

– Trước hết tôi hoàn thành thủ tục để chính thức công tác tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Tôi sẽ tìm hiểu trường hoạt động thế nào, mục tiêu của trường ra sao để đóng góp phù hợp nhất. Xa hơn là khóa học bài bản để phát triển cho các bạn sinh viên. Ngoài ra, tôi cũng sẽ đi khám phá thêm các tỉnh thành ở Việt Nam và dành thời gian cho gia đình.

Sắp tới sinh viên sẽ có thấy một hình ảnh giảng viên Cấn Thành Trung ra sao?

– Phong cách làm việc của tôi là gần gũi với học sinh, sinh viên. Có lẽ tôi sẽ phải làm quen dần với chữ thầy với các bạn thay vì anh như trước. Nhưng tôi không nghĩ mình là thầy để chỉ bảo con cái ai đó phải làm gì, tôi nghĩ trách nhiệm hơi nặng. Tôi chỉ là người đi trước chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kiến thức, tìm hiểu thế mạnh, cơ hội việc làm phù hợp cho các bạn mà thôi.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian gặp gỡ và chia sẻ!

Huy chương Vàng Olympic Toán học - Cấn Trần Thành Trung:


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *