Là con thứ của vua Thiệu Trị, Nguyễn Phúc Hồng Dật lên ngôi vua ở tuổi 37 với niên hiệu Hiệp Hòa, là vị vua thứ sáu của nhà Nguyễn.
Tương truyền, vua Hiệp Hòa đã quyết liệt từ chối việc lên ngôi báu nên triều đình nhà Nguyễn buộc phải dùng đến vũ lực mới đưa được ông vào cung.
Chỉ ở ngôi 4 tháng, vua Hiệp Hòa đã bị các quan Phụ chính đại thần bức tử vì có thái độ thân Pháp. Ông cũng là một phế đế có số phận bi thảm trong lịch sử vương triều Nguyễn nói riêng và lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
Sau khi chết vì bị quan phụ chính đại thần ép phải chết, thi hài vua Hiệp Hòa được quàn tại một khu rừng thông hẻo lánh thuộc kinh thành Huế.
Vì là phế đế, vua Hiệp Hòa chỉ được an táng ở một ngôi mộ nhỏ ngày nay nằm trong khu rừng thông hoang vắng thuộc phường An Tây, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau 130 năm bị lãng quên, ngôi mộ đơn sơ, hiu quạnh của vua Hiệp Hòa nhà Nguyễn đã được những người dân gốc Huế ở TP HCM vận động quyên góp để trùng tu lại.
Tháng 8/2013, khu lăng mộ mới của vua Hiệp Hòa nhà Nguyễn đã hoàn thành và được bàn giao lại cho cho con cháu nhà vua thuộc phủ Văn Lãng – Nguyễn Phước tộc.
Khu lăng mộ vua Hiệp Hòa (Nguyễn Phúc Hồng Dật) đã được trùng tu lại theo kiến trúc cung đình triều Nguyễn với đầy đủ các hạng mục, gồm: tẩm lăng, bi đình, sân bi đình, đường trung đạo, trụ biểu, bình phong, hiển long và ẩn long… đúng tiêu chuẩn của một khu lăng mộ của một bậc hoàng đế.
Vua Hiệp Hòa là ông vua thứ 6 của vương triều nhà Nguyễn. Ông là con thứ của vua Thiệu Trị tên là Nguyễn Phúc Hồng Dật.
Ông lên ngôi trong bối cảnh sau 25 năm iên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng, mở đầu ý đồ “đánh thốc ra kinh đô Huế, buộc triều đình Huế quy hàng”.
Bi đình và khoảng sân phía trước với lư hương bằng đá tại khu lăng mộ vua Hiệp Hòa nhà Nguyễn ở phường An Tây, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bia đá trong bi đình tại khu lăng mộ nhà vua có số phận bi thảm-vua Hiệp Hòa nhà Nguyễn.
Cổng vào khu mộ vua Hiệp Hòa tọa lạc trên một rừng thông xanh.
Bình phong phía sau cổng thuộc phạm vi lăng mộ vua Hiệp Hòa.
Mộ phần vua Hiệp Hòa nằm sau bình phong.
Mộ phần được xây 4 tầng hình chữ nhật nhỏ dần từ dưới lên.
Hai trụ biểu trước lăng mộ vua Hiệp Hòa-ông vua chỉ ngồi ngai vàng 4 tháng của vương triều nhà Nguyễn.
Là một công trình kiến trúc mới nên lăng mộ của vua Hiệp Hòa không nằm trong danh mục quần thể di tích cố đô Huế. Không nhiều du khách đến Huế biết về sự tồn tại của khu lăng mộ của một ông vua nhà Nguyễn có số phận bi thảm này.
Leave a Reply