Làng Việt cổ ở Ninh Bình tốn nhiều công phục dựng giờ lại đìu hiu, hoang tàn thế này?

Làng Việt cổ từng nổi tiếng ở Ninh Bình

Ngày 16/7, trao đổi với Dân Việt ông Vũ Huy Toàn-Chủ tịch UBND xã Ninh Hải cho biết: “Từ năm 2018 đến nay, làng Việt cổ-Cố Viên Lầu dừng hoạt động khiến nhiều ngôi nhà cổ công trình, hạng mục,…đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng”.

Làng Việt cổ ở Ninh Bình tốn nhiều công phục dựng giờ lại đìu hiu, hoang tàn thế này?- Ảnh 1.

Làng Việt cổ-Cố Viên Lầu (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) được bao quanh là dãy núi cao vót. Ảnh: BM

“Cố Viên Lầu với diện tích khoảng 20.000 m², nơi trưng bày 22 ngôi nhà cổ ở nhiều làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Trước khi phục dựng, bên trong các ngôi nhà còn lưu giữ nhiều dụng cụ như: Tràng kỷ, sập gụ, tủ chè,…”, ông Toàn thông tin.

Làng Việt cổ ở Ninh Bình tốn nhiều công phục dựng giờ lại đìu hiu, hoang tàn thế này?- Ảnh 2.

Mái ngói, sân vườn…tại làng Việt cổ bị hư hỏng, hoang tàn. Ảnh: TB

Làng Việt cổ ở Ninh Bình tốn nhiều công phục dựng giờ lại đìu hiu, hoang tàn thế này?- Ảnh 3.

Làng Việt cổ-Cố Viên Lầu một thời “hút khách” tới tham quan nhưng giờ đìu hiu đến lạ thường. Ảnh: TB

Theo ông Toàn, làng Việt cổ-Cố Viên Lầu, khu du lịch được UBND tỉnh Ninh Bình giao cho một doanh nghiệp tư nhân đầu tư, khai thác. Còn lý do làng Việt cổ không hoạt động có thể phía doanh nghiệp họ chưa thống nhất việc chuyển nhượng…”.

Qua tìm hiểu từ Dân Việt, làng Việt cổ-Cố Viên Lầu từng là điểm tham quan, phim trường nổi tiếng ở tỉnh Ninh Bình. Những ngôi nhà cổ được quy tụ từ nhiều làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ, mỗi ngôi nhà cổ đều mang những câu chuyện riêng.

Đậm nét làng cổ nông thôn Việt Nam xưa

Trong đó kể đến như: Nhà cổ Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) gần 200 năm tuổi; nhà cổ Lưu Phương (Kim Sơn-Ninh Bình) được cất dựng từ năm 1807; nhà cổ Ý Yên được xây dựng năm 1883, sưu tầm tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; nhà cổ Khánh Hòa là ngôi nhà duy nhất được giữ nguyên cấu trúc của nhà Đại khoa, có trên 100 năm tuổi…

Làng Việt cổ ở Ninh Bình tốn nhiều công phục dựng giờ lại đìu hiu, hoang tàn thế này?- Ảnh 4.

Những ngôi nhà được xây dựng gần nhau tạo nên sự gần gũi. Ảnh: Ảnh: BM

Trong làng Việt cổ-Cố Viên Lầu có cả một góc giới thiệu về nét đặc trưng của làng cổ nông thôn Việt Nam xưa. Đặc biệt ngôi nhà đất, được phục chế nguyên bản từ ngôi nhà cổ mang hình ảnh kiến trúc nhà của tầng lớp bần nông nông dân Việt Nam đầu thế kỷ 19.

Làng Việt cổ ở Ninh Bình tốn nhiều công phục dựng giờ lại đìu hiu, hoang tàn thế này?- Ảnh 5.

Một ngôi nhà được phục dựng từ cột tre, mái lá, nền đất…tại làng Việt cổ ở Ninh Bình. Ảnh: TB

Khu nhà đất ba gian chính và hai gian buồng, mái bằng lá, nền đất sét, vật liệu chủ yếu của những nhà này là đất, rơm rạ, kết hợp với tre, luồng. Nhà có một cửa chính và hai cửa sổ bằng tre. 3 gian chính kê chõng tre, rường ổ.

Làng Việt cổ ở Ninh Bình tốn nhiều công phục dựng giờ lại đìu hiu, hoang tàn thế này?- Ảnh 6.

Ngôi đình cổ phía trước quây lưới sắt, bên trong chứa nhiều đồ đạc nhìn rất phản cảm. Ảnh: TB

Làng Việt cổ ở Ninh Bình tốn nhiều công phục dựng giờ lại đìu hiu, hoang tàn thế này?- Ảnh 7.

Thêm một ngôi đình khác cũng trong tình cảnh dùng để chứa đựng cột gỗ. Ảnh: BM

Đặc biệt, tại trung tâm của làng Việt cổ là ngôi đình cổ huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) được chủ đầu tư đưa về đây với diện tích rộng hơn 100m2 với những đầu đao cong trên mái được lợp ngói vảy cá. Trong đình có 28 cột lim đường kính từ 75-85cm được kê trên khối đá xanh. Tuy nhiên, hiện cũng đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Làng Việt cổ xuống cấp nghiêm trọng

Những năm gần đây, do không được gìn giữ, bảo tồn, trùng tu, khu làng Việt cổ đang trở nên hoang tàn, nhếch nhác, cỏ dại mọc um tùm…Toàn bộ khu đất rộng bị ngăn, chia thành nhiều khu vực khác nhau. Làng Việt cổ đang bị biến thành bãi đỗ xe.

Làng Việt cổ ở Ninh Bình tốn nhiều công phục dựng giờ lại đìu hiu, hoang tàn thế này?- Ảnh 8.

Cảnh hoang tàn, lộn xộn tại làng Việt cổ-Cố Viên Lầu. Ảnh: TM

Làng Việt cổ ở Ninh Bình tốn nhiều công phục dựng giờ lại đìu hiu, hoang tàn thế này?- Ảnh 9.

Ngôi đình cổ dùng để chứa đựng nhiều khúc cây gỗ. Ảnh: TB

Bên trong các gian nhà của ngôi đình bị biến thành nơi chứa vật liệu, phế thải. Nhìn ngôi đình làng có mái đầu đao cong vút, lợp ngói vảy cá, cột lim, các thớ gỗ được chạm khắc đường nét hoa văn tinh xảo đang trở nên hoang tàn, nhiều người không khỏi xót xa.

Làng Việt cổ ở Ninh Bình tốn nhiều công phục dựng giờ lại đìu hiu, hoang tàn thế này?- Ảnh 10.

Dọc các lối đi cỏ mọc tốt um tùm. Ảnh: TB

Làng Việt cổ ở Ninh Bình tốn nhiều công phục dựng giờ lại đìu hiu, hoang tàn thế này?- Ảnh 11.

Tan hoang một ngôi nhà tại làng Việt cổ ở Ninh Bình. Ảnh: TB

Làng Việt cổ ở Ninh Bình tốn nhiều công phục dựng giờ lại đìu hiu, hoang tàn thế này?- Ảnh 12.

Một phần đất tại làng Việt cổ-Cố Viên Lầu thành bãi để xe cho du khách. Ảnh: TB

Bà Nguyễn Thị Thảo (tỉnh Thanh Hóa) nói: “Tôi từng được nghe kể tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư có phục dựng một ngôi làng Việt cổ-Cố Viên Lầu. Nơi đây được xem như là hình ảnh thu nhỏ của nhiều làng quê đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, của những nét dân gian truyền thống. Tuy nhiên, khi trực tiếp về đây tham quan cảm thấy hoang tàn, rất buồn tẻ không như kỳ vọng ban đầu”.

Cố Viên Lầu là một trong các điểm du lịch nằm trong vùng đệm của Quần thể di sản thế giới Tràng An (tỉnh Ninh Bình). Năm 2008, khu nhà cổ Cố Viên Lầu được ngành Văn hóa -Du lịch Ninh Bình bổ sung vào khu du lịch Tam Cốc-Bích Động. Cố Viên Lầu nằm ngay cạnh bến thuyền Tam Cốc và bên đường đi đền Thái Vi.

Những ngôi nhà cổ ở Cố Viên Lầu chủ yếu được xây dựng từ thời nhà Nguyễn trở lại đây nhưng cũng thể hiện được nét văn hóa độc đáo và đặc trưng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *