Theo lãnh đạo Ban QLDA, trong thời gian thi công thì tại đoạn Km5+570 – Km6+357 đường vành đai phía Tây thành phố xuất hiện tình trạng sạt lở, nước kéo theo bùn đất xuống mặt đường, nhà dân.
Sau đó, Ban QLDA đã phối hợp Sở GTVT thành phố đổi kết cấu mặt đường nhựa thành đường bê tông xi măng để dễ hót dọn khi có sạt lở đất.
“Qua theo dõi, từ khi thông xe đến nay và qua đợt mưa lớn vừa rồi (giữa tháng 6) không có hiện sạt lở thêm. Hiện nay, khoảng cách từ vị trí sạt lở đến mặt đường khoảng cách là 10 mét, cách nhà dân hơn 50 mét, Ban đang cho rọ đá thêm. Việc sạt lở đất đổ xuống đến nhà dân là không có vì khoảng cách rất xa”, lãnh đạo Ban QLDA cho hay.
Lãnh đạo Ban QLDA cho hay, ngoài lắp camera để theo dõi vị trí sạt lở, đơn vị cũng đã có phương án xử lý trong trường hợp thiên tai khắc nghiệt xảy ra.
Trước đó, ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã có buổi kiểm tra thực tế vị trí sạt trượt mái taluy dương đoạn Km5+570 – Km6+357 đường vành đai phía Tây (từ QL14B đến đường Hồ Chí Minh).
Sau buổi kiểm tra, ông Lê Quang Nam yêu cầu Ban QLDA chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đúng chủ trương của UBND thành phố về phương án xử lý sạt trượt mái taluy dương nói trên.
Dự án đường vành đai phía Tây TP.Đà Nẵngdài 19km, có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, có điểm đầu giao Quốc lộ 14B (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang) và điểm cuối đến đường Hồ Chí Minh đoạn xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng).
Sau nhiều lẫn “trễ hẹn”, tháng 5/2024, Đà Nẵng chính thức thông tuyến đường vành đai nghìn tỷ này.
Leave a Reply