Cá mú (hay còn gọi là cá song) thuộc loại cá nước mặn, sống ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung nhiều ở vùng biển Thái Bình Dương.
Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá biển thương phẩm tỉnh Phú Yên nói chung và nuôi cá mú nói riêng đang dần phát triển mạnh do nhu cầu thị trường cao.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên đã xây dựng và triển khai mô hình nuôi cá mú thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp, triển khai tại phường Hòa Hiệp Nam, thị xã Đông Hòa với quy mô 3.300 m2/1 hộ.Tham gia mô hình nuôi cá mú, hộ dân được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ tối đa không quá 50% cá mú giống, thức ăn.
Sau 10 tháng nuôi, qua đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật cho thấy cá mú đặc sản sinh trưởng, phát triển tốt, các tiêu chí kỹ thuật đều đạt, vượt so với yêu cầu mô hình đề ra.
Tại Việt Nam có khoảng 30 loài cá mú (cá song). Một số loài hiện nay đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam như cá mú đỏ (Epinephelus akaara), cá mú mỡ (E.tauvina), cá mú hoa nâu (E. fuscoguttatus), cá mú cáo (E. megachir), cá mú đen (E. heeberi), cá mú trân châu (loài lai tạo).
Tuy nhiên do việc nuôi mang tính tự phát, người nuôi sử dụng thức ăn tươi (cá tạp) hay thức ăn tự chế không đảm bảo chất lượng dẫn đến khó quản lý được thức ăn, môi trường ao nuôi dễ bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và gây bệnh cho cá nuôi, do vậy tỷ lệ sống của cá nuôi trong ao thường thấp, năng suất chưa cao.
Ngoài ra hộ dân còn được hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi cá mú, chế độ cho ăn, chăm sóc, quản lý ao nuôi cũng như cách ghi chép sổ nhật ký mô hình.
Cụ thể: Tỷ lệ cá sống đạt 80% (yêu cầu mô hình 65%); kích cỡ cá mú trung bình đạt 1 kg/con (yêu cầu mô hình 1 kg/con); năng suất cá mú nuôi đạt 8 tấn/ha (yêu cầu mô hình 8 tấn/ha); hệ số chuyển đổi thức ăn FCR ≈ 1,61 (yêu cầu mô hình FCR = 2), hộ dân tham gia mô hình nuôi cá mú thương phẩm thu lãi hơn 180 triệu đồng.
Ông Nguyễn Kỳ Thanh (hộ dân thực hiện mô hình nuôi cá mú thương phẩm trong ao đất ở phường Hòa Hiệp Nam, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) đang kiểm tra sức khỏe cá.
Với kết quả đạt được như trên, có thể thấy rằng nhờ sử dụng thức ăn công nghiệp cho mô hình giúp người nuôi đặc sản chủ động hơn về nguồn thức ăn.
Bên cạnh đó mô hình nuôi cá mú bằng thức ăn công nghiệp còn góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường, cho hiệu quả cao hơn.
Theo ông Nguyễn Kỳ Thanh – hộ dân thực hiện mô hình nuôi cá mú thương phẩm cho biết: “Đây là lần đầu tiên, tôi nuôi cá mú sử dụng thức ăn công nghiệp. So với trước đây nuôi cá mú sử dụng cá tạp thì việc sử dụng thức ăn công nghiệp giúp người nuôi chủ động hơn về nguồn thức ăn…”.
Theo ông Thanh, bên cạnh đó sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá mú đã hạn chế được lượng thức ăn dư thừa trong ao góp phần hạn chế ô nhiễm nước trong ao nuôi.
Theo đó, chất lượng nước ao nuôi ổn định hơn, hạn chế được dịch bệnh, tỷ lệ sống của cá mú cao hơn, năng suất cũng cao hơn. Hiện tại, gia đình ông Thanh đang tiếp tục nhân rộng mô hình với quy mô khoảng 1 ha.
Bà Đặng Thị Thủy (áo đen), Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Yên tham quan mô hình nuôi cá mú thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp tại hộ ông Thanh, nông dân phường Hòa Hiệp Nam, thị xã Đông Hòa.
Mô hình nuôi cá mú thành công là điểm sáng để giúp các hộ nuôi trồng thủy sản có hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Yên (thay vì chỉ tập trung cho đối tượng con tôm, có khả năng rủi ro).
Đồng thời, mô hình nuôi cá mú thương phẩm cũng giúp người nuôi cá biển trong vùng chuyển đổi dần từ thức ăn tươi (cá tạp) sang sử dụng thức ăn công nghiệp, nhằm hướng đến phát triển nghề nuôi cá biển tỉnh Phú Yên bền vững hơn.
Leave a Reply