Một cây cổ thụ gần 400 năm tuổi tọa lạc vững chãi, xanh tốt bên ngôi đền ở làng quê Nam Định

Trải qua gần 4 thế kỉ, đến nay cây cổ thụ-cây trôi cổ thụ (cây quéo hay còn gọi là xoài rừng) ở đền Trung Linh (xã Đại Thắng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) vẫn xanh tốt, tỏa bóng mát khuôn viên đền.

Cây cổ thụ gần 400 năm tuổi ở ngôi đền thiêng Nam Định là cây trôi, còn gọi là quéo, cây xoài rừng- Ảnh 1.

Đền Trung Linh-nơi có cây cổ thụ là cây trôi gần 400 năm tuổi, (xã Đại Thắng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) là ngôi đền cổ thờ những người mở đất lập làng, những danh tướng thời Hùng Vương dựng nước.

Cây cổ thụ gần 400 năm tuổi ở ngôi đền thiêng Nam Định là cây trôi, còn gọi là quéo, cây xoài rừng- Ảnh 2.

Gắn liền với ngôi đền cổ là cây trôi đại thụ (người dân địa phương hay gọi là cây quéo), năm 2016 cây được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Cây cổ thụ gần 400 năm tuổi ở ngôi đền thiêng Nam Định là cây trôi, còn gọi là quéo, cây xoài rừng- Ảnh 3.

Ông Đào Văn Khoa (thủ từ đền Trung Linh) cho biết: “Cách đây gần chục năm sau khi các cơ quan, ban ngành chức năng lấy mẫu cành cây để đi xét nghiệm đã ra số tuổi của cây cổ thụ này, đến nay cây gần 400 năm tuổi. Cây trôi là loài cây thuộc họ của cây kéo, muỗm, xoài. Tuy nhiên, quả trôi nhỏ hơn quả xoài và ăn rất chua, xong lại có mùi rất thơm. Nhiều năm trở lại đây đại lão trôi này vẫn ra quả nhưng có lẽ vì cây đã quá già cỗi, nên quả không được to như trước”.

Cây cổ thụ gần 400 năm tuổi ở ngôi đền thiêng Nam Định là cây trôi, còn gọi là quéo, cây xoài rừng- Ảnh 4.

Cây trôi dáng thẳng đứng, cao chừng 30m, gốc cây to phải 3 người lớn ôm mới xuể.

Cây cổ thụ gần 400 năm tuổi ở ngôi đền thiêng Nam Định là cây trôi, còn gọi là quéo, cây xoài rừng- Ảnh 5.

Tán cây cổ thụ-cây trôi (cây quéo, hay còn gọi là cây xoài rừng) xòe rộng hàng trăm mét, vòm lá xanh, tỏa bóng mát khuôn viên đền Trung Linh, xã Đại Thắng, huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định).

Cây cổ thụ gần 400 năm tuổi ở ngôi đền thiêng Nam Định là cây trôi, còn gọi là quéo, cây xoài rừng- Ảnh 6.

Ông Khoa cho biết thêm, trải qua bao thế hệ, cây trôi cổ thụ vẫn được bảo vệ và chăm sóc và coi như báu vật của làng, người dân trong làng mong muốn giữ gìn di sản này cho con cháu muôn đời sau.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *