Binh lính NATO trong một cuộc tập trận năm 2022. Ảnh Bloomberg
“Kể từ năm 2014 NATO đã trải qua bước chuyển đổi quan trọng nhất về hệ thống phòng thủ tập thể của chúng tôi trong thế hệ gần đây nhất. Chúng tôi đã đưa ra các kế hoạch phòng thủ toàn diện nhất kể từ Chiến tranh Lạnh và hiện có hơn 500 nghìn binh sĩ đang ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao”, bà Dakhlallah nói với CNN.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Tucker Carlson đã giải thích chi tiết rằng Moscow sẽ không tấn công các nước NATO, điều đó là vô nghĩa. Nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng các chính trị gia phương Tây thường xuyên đem mối đe dọa tưởng tượng từ Nga ra hù dọa người dân của họ nhằm đánh lạc hướng chú ý khỏi các vấn đề nội bộ, nhưng “những người thông minh hoàn toàn hiểu rõ rằng đây là mối đe dọa giả mạo”.
Trong một diễn biến khác, trả lời phỏng vấn của báo Tây Ban Nha Pais, người sáng lập đảng cánh tả “Nước Pháp bất khuất” (La France Insoumise) Jean-Luc Mélenchon tuyên bố rằng nếu trở thành Tổng thống, ông dự kiến đưa Pháp rút khỏi NATO “một cách có hệ thống”.
Ông Mélenchon đã thảo luận về kết quả cuộc bầu cử Quốc hội ở Pháp diễn ra hồi đầu tháng 7. Chính trị gia nhấn mạnh với nhà báo rằng ông nhất quán ủng hộ việc Pháp ra khỏi NATO trong bối cảnh liên minh này “tuân theo logic của chiến tranh”.
“Tôi chọn logic giải trừ vũ khí và ổn định tình hình… Nếu như tôi ở Điện Elysee, tất nhiên tôi sẽ đưa Pháp rút khỏi bộ chỉ huy quân sự thống nhất NATO theo cách có hệ thống và có tổ chức. Đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh, để không phải thấy chính mình cũng bị cuốn vào chuyện này”, báo trích dẫn lời ông Melenchon.
Hiện nay trong NATO có 32 thành viên đủ quyền là Albania, Bỉ, Bulgaria, Anh, Hungary, Đức, Hy Lạp, Đan Mạch, Iceland, Tây Ban Nha, Ý, Canada, Latvia, Litva, Luxembourg, Bắc Macedonia, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Croatia, Montenegro, Cộng hòa Séc, Estonia, Phần Lan, Thụy Điển.
Leave a Reply