Nhìn Văn Lâm – Công Phượng, ngẫm về danh vọng vô nghĩa

Mới đây, thủ môn Đặng Văn Lâm đã đạt được thỏa thuận gia nhập CLB Trẻ TP.HCM theo bản hợp đồng có thời hạn 4 năm cùng phí chuyển nhượng lên tới 27,2 tỷ đồng (gần 1,1 triệu USD). Người gác đền hàng đầu của bóng đá Việt Nam trong những năm qua sẵn sàng từ bỏ sân chơi V.League để cập bến giải Hạng Nhất trong màu áo đại gia mới nổi qua đó cũng khiến cho khả năng cạnh tranh cho vị trí số 1 trong khung gỗ bị ĐT Việt Nam lung lay dữ đội.

Thế nhưng, có thể hiểu được vì sao Lâm Tây lại đưa ra sự lựa chọn cập bến Trẻ TP.HCM thay vì ở lại V.League. Mức đãi ngộ quá hấp dẫn thuộc dạng hàng đầu tại Việt Nam khiến thủ môn sinh năm 1993 khó lòng từ chối. Khi đã bước sang tuổi 31 và sự nghiệp quần đùi áo số đã không còn quá lâu, anh cần có bước đi an toàn để đảm bảo cuộc sống tương lai của mình. Hơn nữa, Văn Lâm cũng vừa mới lập gia đình và rõ ràng, ở gần tổ ấm, vun vén cho hạnh phúc vẫn được ưu tiên lên hàng đầu.

Nhìn Văn Lâm - Công Phượng, ngẫm về danh vọng vô nghĩa - Ảnh 1.

Đặng Văn Lâm gia nhập đội bóng Hạng Nhất với chế độ đãi ngộ mơ ước.

Từ Việt Nam, nhìn sang Nhật Bản, một nhận tố khác của ĐTQG là Nguyễn Công Phượng cũng đang ở tình cảnh hết sức trớ trêu. Dù đã có nhiều CLB tại dải đất hình chứ S liên hệ mong muốn CP10 trở lại thi đấu nhưng anh vẫn quyết bám trụ tại Yokohama FC. Quyết tâm đó của tiền đạo xứ Nghệ cũng không giúp cầu thủ này có được chỗ đứng khi cựu sao HAGL chỉ đóng vai kép phụ, mất tích, thậm chí suốt một thời gian dài không được đăng ký thi đấu tại J.League 1 và giờ đây là J.League 2.

Dường như Công Phượng cũng biết trước số phận của mình nhưng anh vẫn cố gắng bám trụ tại đất nước Mặt trời mọc. Bởi lẽ, bên cạnh anh lúc này là gia đình. Tổ ấm của CP10 giờ đây đã có kế hoạch đi cư lâu dài ở Nhật Bản và cầu thủ sinh năm 1995 có thể rẽ hướng kinh doanh sau khi khép lại sự nghiệp. Có lẽ, nhân tố gốc Đô Lương cũng không còn quá thiết tha tới việc trở lại V.League thi đấu.

Nhìn Văn Lâm - Công Phượng, ngẫm về danh vọng vô nghĩa - Ảnh 2.

Nguyễn Công Phượng chấp nhận đánh đổi để ở lại Nhật Bản.

Với những sự lựa chọn của mình, cả Văn Lâm và Công Phượng đều đứng trước nguy cơ bị mất suất tại ĐTQG. Với CP10, anh có thể không được triệu tập vì thi đấu quá ít còn Lâm Tây gần như “giương cờ trắng” trong cuộc cạnh tranh với Nguyễn Filip cho vị trí số 1 nơi khung gỗ. Thế nhưng, với họ, dường như điều đó không còn quá quan trọng vào thời điểm này. Nó gần như trở thành danh vọng vô nghĩa khi cuộc sống tương lai, bên gia đình của những người đàn ông trưởng thành mới thật sự quan trọng.

Nhìn Văn Lâm, Công Phượng, có thể mở rộng ra thêm 3 nhân tố khác là Phạm Tuấn Hải, Nguyễn Hoàng Đức cùng Nguyễn Quang Hải. Họ đã không lựa chọn xuất ngoại mà ở lại Việt Nam thi đấu và nhận những chế độ tốt cho sự nghiệp quần đùi áo số, bên cạnh gia đình và lo cho tương lai. Rõ ràng, với những ngôi sao hàng đầu của bóng đá Việt Nam, họ có quyền đưa ra sự lựa chọn có lợi cho bản thân và tất cả đều xứng đáng được tôn trọng vì những quyết định đó.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *