Vườn Quốc gia Cúc Phương thành lập đầu tiên vào năm 1962, thuộc địa phận của 3 tỉnh: Thanh Hóa, Hòa Bình và Ninh Bình. (Nguồn: Vietnam+)
Trung tâm đang bảo tồn và chăm sóc nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm, trong đó có nhiều loài có tên trong Danh mục Sách Đỏ Việt Nam. Trong ảnh là cá thể Hồng hoàng (loài chim có tên trong Sách Đỏ IUCN và Sách Đỏ Việt Nam, được bảo vệ và cấm săn bắt ở nhiều quốc gia trên thế giới). (Nguồn: Vietnam+)
Đây là một trong những đơn vị đầu tiên trên cả nước thực hiện chức năng cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản, nghiên cứu nguồn động vật hoang dã các thế hệ sau. Trong ảnh là cá thể Rùa núi vàng thuộc danh mục Nguy cấp – (EN) Sách đỏ thế giới 2018. (Nguồn: Vietnam+)
Hằng ngày, các cá thể động vật hoang dã được nhân viên trung tâm khám sức khỏe và cho ăn uống. (Nguồn: Vietnam+)
Một số loài động vật hoang dã đặc biệt quý, hiếm, hiện đang được chăm sóc tại đây như: các loài linh trưởng, rùa, khỉ, rái cá, mèo rừng, tê tê, cu li,… Trong ảnh là một cá thể vượn quý hiếm được cứu hộ và đang ở khu bán hoang dã tại khu cứu hộ linh trưởng Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, trước khi về với ngôi nhà hoang dã của chúng. (Nguồn: Vietnam+)
Vườn đang bảo tồn gần 180 cá thể của 15 loài linh trưởng nguy cấp, quý hiếm, trong đó có 9 loài đã sinh sản thành công, 3 loài đầu tiên được sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt trên thế giới. Trong ảnh là hai cá thể voọc quý hiếm trong khu nuôi nhốt. (Nguồn: Vietnam+)
Voọc chà vá chân nâu – loài voọc được mệnh danh là “Nữ hoàng của các loài linh trưởng” bởi vẻ đẹp của chúng. Quần thể lớn nhất còn sót lại ở Việt Nam là thuộc khu vực bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) với khoảng 1300 cá thể. (Nguồn: Vietnam+)
Ánh mắt ám ảnh của loài linh trưởng quý ở Trung tâm cứu hộ tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình. Trước khi vào đây, chúng đã trải qua một hành trình đau khổ và cận kề cái chết. Hành trình trở về hoang dã của chúng còn rất xa… (Nguồn: Vietnam+)
Trong các khu chuồng của Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp còn có những con cu li (loài linh trưởng đặc biệt), kẻ ngủ ngày không chán, là loài thú ăn đêm chậm chạp nhất trong các loài thú với đôi mắt tinh tường nhìn thấu suốt đêm tối của rừng sâu. (Nguồn: Vietnam+)
Hai cá thể hươu nuôi thả tự do trong khu bán hoang dã được phóng viên tình cờ ghi lại khi tham gia tour đêm tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Hai bạn hươu này được Trung tâm tiếp nhận từ một trung tâm cứu hộ động vật hoang dã. (Nguồn: Vietnam+)
Ở đây đang chăm sóc hai cá thể Cầy Mực được trung tâm giải cứu từ nơi khác về. Loài cầy mực có mức độ đe dọa tuyệt chủng ở cấp V theo sách đỏ động vật Việt Nam. Chúng thường sống ở các khu rừng già, rừng nguyên sinh, chủ yếu hoạt động vào ban đêm nên rất hiếm thấy bên ngoài. (Nguồn: Vietnam+)
Cá thể cầy mực thư giãn sau khi đã dùng xong bữa ăn của mình. (Nguồn: Vietnam+)
Hai cá thể rái cá vuốt bé say sưa ngắm nhìn khách tới thăm. Rái cá là loài động vật thuộc nhóm 1B, nằm trong danh mục sách đỏ động vật Việt Nam. Cả hai bạn rái cá này hiện đều sống rất khỏe mạnh và vui vẻ trong chính khu chuồng của mình. Cả hai được trung tâm nuôi với mục đích làm đại sứ bảo tồn gửi thông điệp bảo vệ các loài động vật hoang dã đến với mọi người. (Nguồn: Vietnam+)
Không chỉ các loài thú ăn thịt nhỏ, tê tê, linh trưởng mà loài rùa cũng có Chương trình bảo tồn và khu vực chăm sóc riêng. Chương trình đang chăm sóc hơn 600 cá thể của 19 loài trên tổng số 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam. (Nguồn: Vietnam+)
Trong thời gian qua, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã tại Vườn Quốc gia Cúc Phương đã tiến hành tái thả thành công rất nhiều loài động vật hoang dã về lại môi trường tự nhiên. Những sự kiện này là dịp để truyền đi thông điệp về sự tham gia tích cực của cộng đồng vào nỗ lực cùng với Vườn Quốc gia Cúc Phương trong sứ mệnh cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã. (Nguồn: Vietnam+)
Leave a Reply