Phân tích bài thơ Đất Nước trong đề thi Văn tốt nghiệp THPT năm 2024
Kỳ thi tốt nghiệp THP năm 2024 đã chính thức khép lại nhưng dư âm về đề thi Văn vẫn còn được nhắc đến. Năm nay, đúng như dự đoán của nhiều thí sinh, đề thi Văn vào tác phẩm Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
Thượng úy Phan Đức Lộc, cán bộ Công an huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, dù đã tốt nghiệp THPT nhiều năm nhưng sau khi biết đề thi đã vô cùng hào hứng ngồi làm bài như thí sinh.
Chia sẻ với PV báo Dân Việt, Thượng úy Lộc kể: “Cảm xúc về đề thi Đất Nước trào dâng vì vậy tranh thủ thời gian nghỉ trưa, mình đã ngồi viết một mạch về đề thi này. Khi nhìn lại đã 4.000 chữ, tương đương với 12 trang giấy A4. Mình hy vọng bài làm sẽ là tư liệu cho thí sinh tham khảo”.
Bài Đất Nước trong đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được Thượng úy Phan Đức Lộc viết dài 12 trang. Ảnh: NVCC
Thượng úy Phan Đức Lộc, sinh năm 1995, quê ở Nghệ An, hiện là cảnh sát khu vực tại tỉnh Điện Biên. Anh từng tốt nghiệp Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2017, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021, Đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam, lần thứ III, năm 2020; Đại biểu Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X. Ngoài ra, anh còn là giáo viên dạy online chương trình Tiểu học và THCS trong câu lạc bộ Cây Bút Nhí.
Thượng úy Lộc có hơn 500 tác phẩm thơ, truyện, tản văn, ký, lý luận phê bình văn học… đăng tải trên các báo, tạp chí và giành được nhiều giải thưởng về truyện ngắn, thơ.
Nói về đề thi Văn tốt nghiệp THPT năm 2024, Thượng úy Lộc đánh giá: “Theo tôi, đề thi năm nay vừa sức với học sinh. Như sự quan sát của tôi thì nhiều bạn đã ôn kỹ chương “Đất Nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Tôi đặc biệt thích câu nghị luận xã hội về tôn trọng cá tính, một vấn đề đầy sự gợi mở mà học sinh dễ dàng bộc lộ những quan điểm sâu sắc của mình theo nhiều góc độ khác nhau, chẳng hạn như luận điểm cá tính nhưng không cá biệt”.
Năm 2021, anh từng gây sốt khi viết tay một mạch 10 trang giấy về bài “Sóng” trong môn Văn thi tốt nghiệp THPT.
Thượng úy Lộc tâm sự: “Mỗi mùa thi về, lòng mình rất nôn nao khi đọc đề Ngữ văn. Cảm thấy nhớ cái thời ngồi trong phòng thi viết liền tay không ngừng nghỉ trước sự trầm trồ, ngưỡng mộ của các bạn thi cùng. Vả lại, muốn đánh giá một đề thi hay – dở thế nào thì không có cách gì hiệu quả hơn việc đích thân mình phải dấn thân, phải đặt mình trong vai trò các em học sinh để thử viết.
“Có ai đó từng nói đại ý rằng “Phân tích một tác phẩm văn học là quá trình độc giả sáng tạo cùng tác giả”. Bởi vậy, các bạn đừng sợ suy nghĩ không trùng khớp với ý tưởng của nhà văn, cũng đừng đặt câu hỏi khi viết ra câu thơ ấy, nhà thơ có nghĩ như mình cảm nhận không?
Hãy viết hết mình, sáng tạo thoả sức, thậm chí có thể chê và chỉ ra những hạn chế của tác phẩm miễn sao có lý lẽ thuyết phục. Dân Văn vẫn thường nói đùa rằng, như một định luật vật lý, khi bạn tác động lên môn văn một tình yêu thì môn Văn sẽ tác động vào trái tim bạn một tình yêu tương tự”, Thượng úy Lộc bày tỏ””, Thượng úy Lộc bày tỏ.
Leave a Reply