Vụ việc phức tạp này khởi nguồn từ tranh cãi trước Olympic Paris 2024 , khi 11 trong tổng số 23 VĐV bơi lội Trung Quốc dính doping ở Tokyo 2020 vẫn được góp mặt ở Paris và nó khiến các đoàn khác bức xúc. Họ đã gây áp lực lên ban tổ chức Thế vận hội năm nay.
Đáp lại, ban tổ chức đã thực hiện chính sách kiểm tra doping gắt gao chưa từng có với đội bơi Trung Quốc. “Họ kiểm tra tới 200 lần trong 10 ngày tại Paris”, một VĐV tuyển bơi này chia sẻ.
Chính việc bị kiểm tra doping tới 20 lần/ngày đã khiến nhiều kình ngư xứ tỷ dân bị áp lực. Zhang Yufei là ví dụ. Cô từng giành 2 HCV tại Olympic Tokyo ở các nội dung 200 mét bướm và 400 mét tiếp sức tự do. Nhưng ở Paris, cô chỉ về đích thứ 3.
Sau khi bước lên bục vinh quang, Zhang Yufei đã khóc nức nở. Có lẽ cô cảm thấy ấm ức vì mình không đạt được thành tích cao nhất.
Zhang Yufei cũng trở thành bài học cho các VĐV khác của đoàn Trung Quốc. Những đầu tàu đội bơi lội nước này quyết định bỏ các nội dung thi cá nhân để tập trung vào thi đồng đội. Họ cho rằng trong bối cảnh thi đấu với nhiều khó khăn, họ phải tập trung vào nội dung ưu tiên.
Nhưng tranh cãi chưa dừng lại ở đó. Sau khi về đích thứ 4 ở trận chung kết 100 mét bướm, chỉ kém Zhang Yufei 0,21 giây, Angelina Kohler đã lên tiếng. VĐV người Đức này bóng gió nói Zhang Yufei đã sử dụng doping nên mới thắng cô.
Với những giọt nước mắt nức nở, Kohler, nhà vô địch thế giới, nhấn mạnh: “Nếu 1 năm trước, ai đó nói với tôi rằng tôi sẽ về thứ 4 tại Thế vận hội Paris, tôi nghĩ người đó bị bệnh tâm thần. Nhưng thực tế đã diễn ra như vậy. Cô ta (Zhang Yufei) đã giành được huy chương.
Trước tiên, cứ cho rằng cô ta không sử dụng doping. Nhưng những điều như vậy vẫn luôn để lại dư vị cay đắng. Tôi hy vọng sẽ có nhiều thứ hay ho diễn ra”.
Kohler là người duy nhất phản đối Zhang, trong khi 2 người giành HCV và HCB là Husker và Walsh đã mời Zhang lên bục cao nhất và chụp ảnh.
Leave a Reply