Ở một cái hồ nước ngọt khổng lồ trên Hòa Bình, dân vợt lên cá to bự, làm du lịch đang hút khách

Theo kết quả điều tra, khu hệ cá hồ thủy điện Hòa Bình có 123 loài cá thuộc 79 giống, 19 họ, trong đó có nhiều loài cá quý hiếm, cá có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa về nghiên cứu khoa học.

Nuôi cá lồng bè trên hồ Hòa Bình phát triển nhanh. Nếu như năm 2015 mới có trên 2.300 lồng thì đến năm 2023 tăng lên gần 5.000 lồng, tổng sản lượng cá nuôi trồng đạt gần 5.390 tấn. 

Cùng với đó là nghề khai thác thủy sản diễn ra khá sôi động, sản lượng khai thác tăng từ 1.500 tấn năm 2015 lên 2.400 tấn năm 2023.

Đặc biệt, hồ thủy điện Hòa Bình có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nhiều điểm du lịch, di tích lịch sử, văn hoá, tâm linh đa dạng để phát triển du lịch. 

Năm 2016, hồ Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch (KDL) quốc gia đến năm 2030, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Khu du lịch hồ Hòa Bình đóng vai trò quan trọng trong du lịch tỉnh. Hiện đã có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa và du lịch được cấp phép hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư. 

Các dự án có mục tiêu đầu tư đáp ứng nhu cầu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; kết hợp trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn văn hoá các dân tộc, du lịch tâm linh, chợ ẩm thực, nhà hàng, bến thuyền…

Năm 2023, khu du lịch hồ Hòa Bình đón trên 710 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế 38 nghìn lượt, khách nội địa 672 nghìn lượt, đáp ứng được tiêu chí số khách đến của khu du lịch quốc gia.

Ở một cái hồ nước ngọt khổng lồ trên Hòa Bình, dân vợt lên cá to bự, làm du lịch đang hút khách- Ảnh 1.

Hiện nay, trên hồ thủy điện Hòa Bình (một hồ nước ngọt ở tỉnh Hòa Bình) có gần 5.000 lồng nuôi cá, trong đó có nhiều loài cá đặc sản, cá quý hiếm. Mô hình nuôi cá lồng bè góp phần tạo ra các sản phẩm thủy sản đặc sản, có thương hiệu, phục vụ nhu cầu của khách du lịch và tiêu dùng.

Nắm bắt được xu hướng, nhu cầu của khách du lịch khi đến hồ Hòa Bình là tham quan Nhà máy thủy điện, vui chơi giải trí trên mặt nước, du lịch tâm linh, ngắm cảnh hồ, tìm hiểu văn hóa bản địa, thưởng thức ẩm thực địa phương… nhiều hộ đã phát triển nuôi cá lồng gắn với du lịch. 

Theo tổng hợp, hiện có hơn 20 hộ nuôi trồng thủy sản trên hồ Hòa Bình đã đăng ký loại hình hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái. Các hộ chủ động kết hợp vừa nuôi cá, vừa đầu tư thuyền du lịch để phục vụ đưa đón khách vào các điểm tham quan trong KDL. 

Du khách ngoài được tham quan cảnh đẹp hồ còn được tham quan các nhà bè nuôi trồng thủy sản, trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt của người dân trong đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, thưởng thức các món ăn chế biến từ thủy sản… tạo ra sản phẩm du lịch mới, lạ, độc đáo, thu hút du khách.

Nhằm xây dựng các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ PTTS hồ Hòa Bình phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030, tạo cơ sở cho việc quản lý, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng PTTS, du lịch, góp phần thúc đẩy KT-XH và phát triển bền vững cho KDL hồ Hòa Bình nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung. Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Đề án “PTTS hồ chứa thủy điện Hòa Bình gắn với du lịch đến năm 2030”.

Theo đó, quan điểm của tỉnh Hòa Bình là PTTS hồ Hòa Bình gắn với du lịch phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển và Quy hoạch chung xây dựng KDL quốc gia hồ Hòa Bình, Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. PTTS gắn với du lịch theo định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phát triển theo chuỗi liên kết bền vững.

Phát triển NTTS hồ Hòa Bình đảm bảo hiệu quả, bền vững; đa dạng đối tượng và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của từng địa phương; tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi… PTTS gắn với du lịch bắt nguồn từ sự chủ động của địa phương, người dân, doanh nghiệp trong đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng mặt nước, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán truyền thống để tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng có thương hiệu, chất lượng, hấp dẫn khách du lịch…

Mục tiêu của tỉnh là hình thành vùng nuôi trồng, khai thác thủy sản có cơ sở vật chất, hạ tầng được đầu tư đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch, thu hút du khách và gắn với các tua, tuyến, điểm du lịch. 

Phát triển sản xuất chọn lựa các loài thủy sản nuôi có giá trị kinh tế cao, tạo ra các sản phẩm thủy sản đặc sản, đặc hữu, đặc trưng, có thương hiệu, uy tín, đảm bảo chất lượng cao, phục vụ nhu cầu của khách du lịch và đáp ứng tiêu dùng, chế biến, hướng đến xuất khẩu…

Để hiện thực hoá mục tiêu, các nhiệm vụ được UBND tỉnh Hòa Bình đề ra là tổ chức điều tra, đánh số lồng bè, lập hồ sơ lồng bè và xây dựng phương án sắp xếp lồng bè thành 8 vùng NTTS tập trung gắn với các điểm du lịch khu vực hồ Hòa Bình. 

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với kinh doanh, dịch vụ, du lịch trên lồng, bè như tham quan, học tập, câu cá giải trí, trải nghiệm về nuôi thủy sản. Đầu tư phát triển nuôi cá lồng theo hướng công nghiệp để tăng năng suất, chất lượng và giảm ô nhiễm môi trường. Phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, các loài đặc sản, loài bản địa…

Đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung gắn với du lịch. Thu hút đầu tư nhà máy chế biến sâu các sản phẩm thủy sản, để thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chế biến các sản phẩm từ thủy sản đặc sản của địa phương theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm…


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *