Mới đây, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) công bố kết quả mở thầu tháng 5 cho thấy, trong số 150.000 tấn gạo trúng thầu có 90.000 tấn đến từ các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, Lộc Trời trúng thầu 2 lô với khối lượng 60.000 tấn, mức giá 563 USD/tấn, thấp nhất trong số các đơn vị trúng thầu và giảm tới 16 USD so với giá chào ban đầu 579 USD/tấn. Một đơn vị khác của Việt Nam trúng 30.000 tấn với mức giá cũng ở mức rất thấp.
Năm 2023, được coi là năm kỷ lục đối với ngành xuất khẩu gạo nước ta khi cả nước xuất khẩu được 8,1 triệu tấn gạo với kim ngạch đạt tới 4,78 tỷ USD. Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam ở mức rất cao với 658 USD/tấn, thậm chí có thời điểm đạt trên 690 USD/tấn.
Còn theo số liệu mới nhất của Bộ NNPTNT, trong 5 tháng đầu năm nay, nước ta đã xuất khẩu được 4,15 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 2,65 tỷ USD với giá xuất khẩu bình quân đạt 638 USD/tấn (tăng 20,5% so với cùng kỳ).
Ngay sau đó, trả lời phỏng vấn Báo điện tử Dân Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn cho biết, công ty có vùng nguyên liệu và nhiều nhà máy xay xát lúa gạo khắp vùng ĐBSCL, có hệ sinh thái từ mua lúa đến sản xuất lúa gạo nên có lợi thế về chi phí. Do đó, Lộc Trời bán gạo với giá nào cũng không ảnh hưởng đến bà con nông dân.
Ngày 22/5, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) công bố kết quả mở thầu tháng 5, trong số 150.000 tấn gạo trúng thầu có 2 doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu với khối lượng 90.000 tấn. Ảnh: minh họa – TTXVN
Còn theo một lãnh đạo khác cũng của tập đoàn này, việc Lộc Trời phải bỏ thầu giá thấp để trúng thầu xuất khẩu gạo vào Indonesia là do áp lực tài chính, phải trả tiền mua lúa cho người nông dân. Hồi cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa qua, doanh nghiệp này đã dính vào lùm xùm nợ tiền mua lúa của nông dân ở tỉnh An Giang, quá hạn tới hơn 2 tháng với số tiền lên đến gần 500 tỷ đồng.
Trước đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023, lợi nhuận của Lộc Trời giảm tới gần 94% (tương đương 249 tỷ đồng) so với số liệu khi chưa kiểm toán. Thậm chí, theo số liệu báo cáo kết quả kinh doanh quý I năm 2024 mà Lộc Trời công bố cho thấy, doanh nghiệp này đang chịu lỗ 100 tỷ đồng.
Ông Phạm Thái Bình- Chủ tịch HĐQT Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ), cho rằng việc các DN xuất khẩu gạo Việt Nam hạ giá xuống thấp, kể cả thua lỗ, để trúng thầu xuất khẩu gạo là cạnh tranh nội bộ một cách rất tiêu cực.
Như vậy, rõ ràng việc Lộc Trời bất chấp bằng mọi giá bỏ thầu thấp hơn mức giá bình quân tới 70 USD/tấn và thấp hơn cả mức giá chào do phía Indonesia đưa ra cốt chỉ để trúng thầu để giải quyết áp lực tài chính cho chính doanh nghiệp của mình sẽ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng tới hình ảnh hạt gạo của Việt Nam.
Trong khi đó, cũng tại đợt mở thầu vừa qua, các doanh nghiệp Thái Lan đã kiên quyết không hạ giá bán, khiến phía Indonesia sẽ phải tiến hành đấu thầu trong các đợt tiếp theo.
Trước sự việc này, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã phải “vào cuộc” và có vừa có văn bản hỏa tốc gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) yêu cầu xác minh thông tin việc doanh nghiệp xuất khẩu gạo “bỏ thầu giá gạo thấp”.
Cụ thể, cơ quan này thông tin, một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã dự thầu và trúng thầu với giá thấp hơn giá xuất khẩu của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Hành vi xuất khẩu gạo với giá thấp có thể vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, ông Phạm Thái Bình- Chủ tịch HĐQT Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ), cho rằng việc các DN xuất khẩu gạo Việt Nam hạ giá xuống thấp, kể cả thua lỗ, để trúng thầu xuất khẩu gạo là cạnh tranh nội bộ một cách rất tiêu cực.
Theo ông Bình, dù bất kỳ lý do gì, ngay cả việc bán lỗ để lấy tiền trả nợ vay ngân hàng và thanh toán tiền lúa cho nông dân, việc bỏ thầu giá thấp cũng gây thiệt hại rất lớn đến ngành hàng lúa gạo và ảnh hưởng đến quyền lợi của nông dân.
Trong khi đó, cũng tại đợt mở thầu vừa qua, các doanh nghiệp Thái Lan đã kiên quyết không hạ giá bán, khiến phía Indonesia sẽ phải tiến hành đấu thầu trong các đợt tiếp theo.
Vậy việc Lộc Trời bỏ thầu giá xuất khẩu gạo ở mức thấp như trên sẽ gây ra những hệ lụy gì? Có thể khẳng định, người chịu thiệt thòi đầu tiên chính là những người nông dân trực tiếp sản xuất ra thóc lúa.
Theo như lời giải thích của lãnh đạo Lộc Trời, việc trúng thầu với giá thấp như trên không ảnh hưởng gì tới quyền lợi của bà con nông dân trong nước bởi doanh nghiệp có vùng nguyên liệu lớn, liên kết với nhiều nông dân.
Thực tế, đây chỉ là cách nói mang tính “đánh tráo khái niệm”, bởi về quy luật của thị trường, của kinh doanh đối với doanh nghiệp là phải có lợi nhuận. Mà muốn có lợi nhuận, một là, phải đàm phán để xuất khẩu được giá cao, hai là hạ giá mua nguyên liệu của nông dân xuống thấp.
Do bỏ thầu giá thấp như trên, doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể mua được gạo lúa với giá cao cho nông dân, vì chẳng lẽ họ chịu lỗ để xuất khẩu? Bằng chứng là Lộc Trời đã nợ tiền mua lúa kéo dài của nông dân khiến nhiều người điêu đứng, bản thân Chủ tịch HĐQT công ty này liên tục phải viết thư xin lỗi người dân, lấy gì đảm bảo như lời khẳng định của lãnh đạo công ty là “không ảnh hưởng đến quyền lợi của nông dân”?
Tuy nhiên, một hệ lụy khác nguy cơ hơn, đó là làm mất hình ảnh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Năm 2023 được coi là thắng lợi đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam khi chúng ta xuất khẩu được tới 180 thị trường và giá xuất khẩu bình quân vượt qua cả Thái Lan.
Năm 2024, trước ảnh hưởng của hiện tượng El Nino tiêu cực trên toàn cầu, theo xu hướng dự báo, tình hình sản xuất lương thực vẫn còn rất khó khăn, do đó giá gạo còn tiếp tục tăng cao.
Việc Lộc Trời cố tình bỏ thầu ở mức giá rất thấp, xét về mặt lợi ích quốc gia là khó có thể chấp nhận, gây mất hình ảnh đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi rơi vào tình trạng “tranh bán”, tức cạnh tranh không lành mạnh, sẵn sàng bán phá giá cốt chỉ để trúng thầu xuất khẩu gạo cho doanh nghiệp của mình.
Về lâu dài, không ai đảm bảo, trong các đợt đấu thầu tiếp theo, các doanh nghiệp Việt có tái diễn tình trạng này hay không. Đây là một điều rất đáng tiếc và cần phải kiểm tra chặt chẽ như văn bản yêu cầu của Cục Xuất nhập khẩu, đồng thời xử lý nghiêm vi phạm (nếu có).
Đối với các quy định về xuất khẩu gạo, mới đây nhất, Bộ Công Thương đã có dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Theo đánh giá của cơ quan này, có một vấn đề nổi lên sau hơn 5 năm áp dụng Nghị định, đó là chưa có chế tài đủ mạnh mang tính răn đe để áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ báo cáo. Theo quy định, thương nhân phải thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo, tình hình thực tế tồn kho của thương nhân.
Nghị định 107 cũng đã mở cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo rất nhiều điều kiện thông thoáng, thay vì phải xin “giấy phép con” thông qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) như trước đây.
Tuy nhiên, cũng đã đến lúc cần phải rà soát, xem xét lại điều kiện để các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo để làm sao vừa đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và quyền lợi của quốc gia, chứ không thể “thả nổi” cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thế nào thì xuất, bán gạo giá nào thì bán. Bởi gạo cũng là tài nguyên, tài sản của quốc gia, chứ không thể hiểu như lời giải thích của lãnh đạo công ty Lộc Trời là doanh nghiệp phải bỏ thầu giá thấp để giải quyết áp lực tài chính của mình.
Hiện nay, ngành sản xuất lúa gạo nước ta vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, nhất là tác động của biến đổi khí hậu vừa qua dẫn đến hạn mặn kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long; việc giải bài toán liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu giữa người nông dân với doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc, trở ngại.
Tuy nhiên, ngành lúa gạo Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều cơ hội lớn về thị trường, về chuyển đổi sản xuất xanh, đa giá trị. Vì thế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang rất quan tâm đến lĩnh vực này và đã phê duyệt triển khai Đề án phát triển 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, giảm phát thải với tổng mức đầu tư lên tới hơn 600 triệu USD, trong đó hơn 410 triệu USD được vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới.
Ngành lúa gạo có tác động rất lớn đến các mặt, từ đảm bảo an ninh lương thực tới sinh kế, đời sống của hàng triệu hộ nông dân. Việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà nước khuyến khích và hạn chế. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần phải sớm làm rõ thông tin liên quan đến việc Lộc Trời cố tình bỏ thầu xuất khẩu gạo với giá thấp để đảm bảo quyền lợi của số đông, giữ vững uy tín, vị thế của hạt gạo Việt trên trường quốc tế.
Leave a Reply