Đức và Tây Ban Nha đã làm gì để phá lối chơi của nhau?


Đức và Tây Ban Nha đều phá lối chơi của nhau

Trận đấu đầu tiên ở vòng tứ kết EURO 2024 giữa ĐT Đức và ĐT Tây Ban Nha được nhiều người đánh giá như màn “chung kết sớm” của giải đấu. Qua các trận đấu từ đầu giải, đây là 2 đội bóng thể hiện trình độ cũng như tình trạng sung sức thể thao tốt nhất.

Theo nhiều chuyên gia đánh giá trước trận đấu, đây là 2 đội bóng có lối đá hoàn toàn khác nhau. Vào trận này, ĐT Tây Ban Nha sẽ vẫn thi đấu theo cách của mình, phối hợp nhỏ kỹ thuật, mang màu sắc ngẫu hứng. Còn ĐT Đức thì sẽ đá khoa học, chắc chắn, toan tính để phá lối đá của đối thủ.

Đức và Tây Ban Nha đã làm gì để phá lối chơi của nhau?- Ảnh 1.

Đức và Tây Ban Nha đều có những tinh toán rất kỹ khi đối đầu nhau. Ảnh: Reuters

Nhưng thực tế không như vậy. Đầu tiên, 2 đội thi đấu khá giống nhau. Họ đều nỗ lực phối hợp tấn công trong giai đoạn kiểm soát bóng.

Hàng tấn công của cả 2 đội thi đấu hay đến nỗi, pha tấn công nào sang phần nửa cuối sân đối phương đều làm cho người xem có cảm giác có thể gây nguy hiểm, có thể có bàn thắng được ghi. Đây là trận đấu mà tổng số các pha dứt điểm, dứt điểm chính xác vào loại cao nhất từ đầu giải. Nói như vậy không phải là hàng thủ 2 đội chơi không tốt, chỉ là họ không thể ngăn cản hiệu quả hơn các cầu thủ tấn công của đối phương.

Ở giai đoạn không kiểm soát bóng, cả 2 đội đều tổ chức pressing rất tích cực, dẫn đến việc thoát pressing là rất khó khăn. Thêm vào đó, việc mất bóng trong quá trình thoát pressing có thể dẫn đến thảm họa.

Không đội bóng nào muốn điều đó và đó là 1 trong những lý do cả 2 đội bóng có khả năng phối hợp kiểm soát bóng tốt nhất thế giới này đều áp dụng giải pháp an toàn hơn trong lối đá, đó là hạn chế chuyền ngang qua lại nhiều bằng cách nhanh chóng đưa bóng vào 1 cuộc tấn công. Đó cũng là lý do chúng ta thấy, khác với các trận đấu khác, ở trận đấu này, trong giai đoạn kiểm soát bóng, số đường chuyền qua lại trước khi một cuộc tấn công thực sự được đưa ra là khá ít. Thường thì chỉ qua 5-7 đường chuyền qua lại, sẽ có 1 cuộc tấn công được phát động. Con số này là đặc biệt ít với các cầu thủ Tây Ban Nha.

Đức và Tây Ban Nha đã làm gì để phá lối chơi của nhau?- Ảnh 2.

Đức cũng như Tây Ban Nha đã có cách chơi quá hay để khiến trận đấu trở nên cuốn hút. Ảnh: Reuters

Rõ ràng, phá lối chơi của nhau là 1 trong các ưu tiên của mọi HLV khi bước vào trận đấu. Chắc chắn, đã có nhiều những động thái tinh tế của 2 HLV Naglesmann cũng như De la Fuente mà người xem chúng ta không thể đọc được.

Nhưng 1 giải pháp khá dễ nhìn thấy của ĐT Đức để phá lối chơi phối hợp kỹ thuật của các cầu thủ Tây Ban Nha, đó là hạn chế không gian, vào bóng quyết liệt và sẵn sàng phạm lỗi. Chúng ta thấy Toni Kross từ đầu giải thi đấu như 1 kiến trúc sư, gần như không bao giờ phạm lỗi, thì ở trận này người ta thấy ở anh hình bóng của “tiều phu”. Anh phạm nhiều lỗi 12 và bị trừng phạt bằng 1 thẻ vàng.

Thế còn người Tây Ban Nha làm gì để phá lối chơi của người Đức?

Ai cũng biết các cầu thủ Tây Ban Nha thích phối hợp nhỏ. Họ thường xuyên bật tường 2, 3 vào vòng 16m50 một cách rất hiệu quả. Chắc chắn ĐT Đức biết và chuẩn bị để đối phó với điều đó. Nhưng như chúng ta đã thấy, trong cả hiệp 1, khi các cầu thủ Đức chờ đợi các pha bật tường vào cấm địa thì các cầu thủ Tây Ban Nha đa số là phối hợp sút xa. Và cũng trong 1 pha phối hợp khá đơn giản, bóng được chuyền ngang gần vạch 16m50, Dani Olmo lao vào dứt điểm mở tỷ số.

Dẫn bàn trước trong 1 trận đấu cân bằng và căng thẳng, 1 HLV sẽ phải đưa ra lựa chọn. Hoặc tiếp tục lối đá tấn công từ đầu trận, chấp nhận rủi ro việc đối phương dồn lên tấn công mà hàng phòng ngự không được bổ sung, tăng cường sức chống đỡ. Hoặc giảm bớt sức tấn công, thay thế cầu thủ có xu hướng tấn công bằng các cầu thủ phòng ngự.

HLV De la Fuente của ĐT Tây Ban Nha đã chọn phương án 2. Ông thay đội trưởng Morata và 2 cầu thủ tấn công lợi hại nhất của mình là Nico Williams cùng thần đồng Yamal Lamine ra sân. Giải pháp này cũng có rủi ro, đó là nếu trong khoảng 15 phút còn lại của trận đấu, họ để gỡ hòa thì sức tấn công trong 2 hiệp phụ của ĐT Tây Ban Nha sẽ bị suy yếu. Và điều đó đã diễn ra, phút 89, Đức có bàn gỡ hòa của Florian Wirtz.

Đức và Tây Ban Nha đã làm gì để phá lối chơi của nhau?- Ảnh 3.

Tây Ban Nha đã vượt qua Đức trong màn so kè đầy kịch tính. Ảnh: Reuters

Sau khi có bàn thắng gỡ hòa, HLV Nagelsmann của ĐT Đức lập tức bổ sung hậu vệ, bù vào các điều chỉnh tăng cường tấn công để gỡ hòa trước đó. Hiệp phụ, ĐT Đức thi đấu tốt hơn, họ có nhiều cơ hội hơn, phòng ngự chắc chắn hơn. Nhưng trong khi mọi người nghĩ đến loạt luân lưu thì Tây Ban Nha có bàn thắng kết liễu trận đấu bằng pha đánh đầu của số 6 Mikel Merino.

Kết thúc trận đấu, ĐT Tây Ban Nha đã lọt vào vòng vòng bán kết trong 1 trận đấu hay nhất từ đầu giải mà đội nào chiến thắng cũng xứng đáng. Chắc chắn, ban huấn luyện của Pháp khi đối đầu Tây Ban Nha ở bán kết sẽ phải xem rất kỹ trận đấu này. Và chúng ta cũng có thể tư duy và tự đưa ra giải pháp của riêng mình để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để phá lối chơi đầy kỹ thuật của ĐT Tây Ban Nha?





Source link


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *